Cà độc dược – Loài cây được ứng dụng trong y học cổ truyền

Ngày nay, cà độc dược được sử dụng rộng rãi và trồng ở rất nhiều nơi khác nhau. Loại cây này được Bộ Y tế xếp vào loại thuốc độc bảng A nên con người phải rất cẩn thận khi sử dụng.  Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại cây này cũng như công dụng, cách dùng nó ra sao? Hãy tìm hiểu qua bài viết trên để nắm bắt những thông tin cơ bản về loài cây thuốc này nhé!

Các thông tin cần biết về cà độc dược 

Cà độc dược là cây mọc dại đã xuất hiện từ rất lâu, tên khoa học của nó là Datura metel. Nó còn hay được gọi là Mạn Đà La theo tiếng Phạn, tại Việt Nam là cà lục dược, cà diên,… Loại cây này có rất nhiều công dụng khác nhau và được sử dụng làm thuốc trị bệnh. 

Cà lục dược có nguồn gốc từ Châu Mỹ Peru và Mexico. Nhưng tại Việt Nam, chúng được trồng nhiều ở những vùng như Hậu Giang, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bến Tre,… Người dân trồng nó nhiều như vậy là để lấy cây làm thuốc trị bệnh theo dân gian. Bạn cũng có thể tìm thấy nó khá nhiều mọc dại tại các vùng nông thôn Việt Nam hay Trung Quốc nơi có khí hậu nóng ẩm. 

Đặc điểm tự nhiên vốn có của cà độc dược

Đặc điểm tự nhiên vốn có của loài thảo dược này
Các thông tin cần biết về cà độc dược

Cà độc dược có những đặc điểm nhận biết riêng rất rõ ràng, thân cây dài từ 1-2m, đây là một loại cây thân thảo có thể sống quanh năm. Nếu nhìn kỹ, thân và cành cây có nhiều lông mịn, cành non thường có màu tím và xanh lục. 

Lá của loài cây này cũng có lông ở cả hai mặt của chúng, lá được mọc so le với nhau và có hình trứng nhọn. Tuy là một loại thảo dược có độc tính nhưng hoa của loại cây này cũng rất đẹp, trông giống như hoa loa kèn. Hoa của loại cây này được mọc đứng lên mà mọc đơn ở từng kẽ lá. 

Quả của cây mạn đà la khi non có màu xanh lá cây và có gai xung quanh. Khi chín rồi chuyển sang màu nâu vàng và nở ra thành 4 mảnh khác nhau.

Phân loại cà độc dược

Loại cây dược liệu này được chia thành ba loại chính, đó là:

  • Cây có thân và cành màu xanh, hoa màu trắng
  • Cây có thân và cành màu xanh, hoa có màu đốm tím
  • Loại thứ 3 là loại được lai từ hai giống cây trên, lá thân màu xanh, có cả hoa màu trắng và màu đốm tím.

Mỗi màu và mỗi loại cà độc dược đều có những công dụng như nhau và sinh sống ở những điều kiện sống như nhau. 

Bài thuốc chữa bệnh từ cà độc dược theo kinh nghiệm dân gian

Tuy độc tính của cây cà lục dược này rất cao, nhưng chúng ta vẫn có thể thấy nó được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc cổ truyền dùng để chữa trị cho những căn bệnh xuất hiện hằng ngày trong đời sống chúng ta. Vậy loại cà độc dược này có thể tạo ra những bài thuốc dân gian nào?

Bộ phận nào của cây sử dụng để chế thành thuốc

Không phải bộ phận nào của nó cũng có thể được lấy làm thuốc và mỗi bộ phận cà độc dược lại được thu hoạch ở những mùa khác nhau, cụ thể: 

  • Phần lá cây thường được thu hoạch khi cây có dấu hiệu sắp ra hoa.
  • Còn hoa của loài cây này cũng thường được thu hoạch vào lúc thời tiết mát mẻ mùa thu ( thời điểm thích hợp nhất là tháng 8, 9 )

Sau khi thu hoạch phần lá và hoa của cây sẽ được phơi khô và chế biến thành nhiều loại thuốc khác nhau để đáp ứng cho những cho việc điều trị những loại bệnh khác nhau

Cà độc dược khi vào cơ thể có cơ chế hoạt động như thế nào?

Loại cây này chứa các loại hóa chất nhằm ngăn chặn các chức năng thần kinh của cơ thể người. Có một vài chức năng của cơ thể được điều chỉnh bởi hệ thống thần kinh và hệ thống bài tiết như nước bọt, mồ hôi, nước tiểu và tiêu hóa. Chúng chủ yếu có hiệu quả bằng cách lấy độc trị độc.

Những bài thuốc chữa bệnh dân gian từ cà độc dược

Những bài thuốc chữa bệnh dân gian
Bài thuốc chữa bệnh từ loại cây này theo kinh nghiệm dân gian

  • Cà lục dược có thể dùng làm thuốc trị viêm xoang. Lấy ít lá cà độc dược và bắc lên bếp, dùng lửa nhỏ. Khi làn khói và hơi của loại cây này bay lên hít một lượng vừa đủ bằng mũi và mồm có thể trị được viêm xoang.
  • Loại cà này còn có thể sử dụng để trị đau, nhức xương khớp. Chúng ta có thể lấy cành và lá của loại cây này dùng để ngâm rượu sau đó lấy phần rượu ngâm đó làm thuốc xoa bóp vào những nơi bị đau, nhức khớp xương. 
  • Chà lục dược chữa các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, ho dai dẳng không dứt. Nên lấy chỉ 1g lá cà đã được sấy và phơi khô cắt nhuyễn ra, sau đó cuộn vào trong một tờ giấy như một điếu thuốc. Một đầu châm lửa và đầu bên kia người bệnh sẽ hít vào. Lưu ý mỗi ngày chỉ nên dùng 1 lần và dùng đúng liều lượng đã cho.
  • Loại cây này còn có thể chữa đau thần kinh tọa bằng cách đem lá cà hơi nóng trên lừa và dùng lá cà đã hơ nóng đắp lên những phần bị đau. Thực hiện đều đặn và theo một lượng nhất định sẽ thấy nó mang lại những hiệu quả cực kỳ rõ ràng đấy!

Chống chỉ định dùng cà độc dược cho những ai?

Tuy loại cây thảo dược này có thể giúp con người trị được nhiều bệnh nhưng chúng ta cũng không thể quên rằng cà lục dược cũng có những độc tính rất mạnh và không phải ai cũng dùng được và không thể dùng theo ý muốn. 

Những ai nên tránh dùng cà lục dược

Những ai nên tránh dùng cà lục dược
Những ai không thể dùng cà lục dược?

  • Không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú: Theo khoa học, cà độc dược không an toàn cho thai phụ và trẻ nhỏ khi đang trong thai kỳ. Hiện đã ghi nhận rất nhiều phản ứng nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải loại cây này. Loại cây này cũng không hề an toàn cho người mẹ đang trong quá trình cho trẻ bú. Nghiên cứu chỉ ra rằng mẹ đang trong quá trình cho con bú nếu uống sẽ bị giảm năng xuất sữa, độc dược của cây cũng đi vào nguồn sữa mẹ từ đó trẻ sơ sinh cũng sẽ gặp nguy hiểm
  • Không dùng được cho người bị suy tim bởi vì nó làm cho nhịp tim nhanh hơn khiến tình hình trầm trọng hơn.
  • Cà lục dược có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng
  • Người sốt không nên dùng vì cà độc dược sẽ làm con người tăng nhiệt độ khi sử dụng
  • Loại cây này được chống chỉ định cho những người huyết áp cao. Vì nếu dùng một lượng lớn sẽ dễ gây nên tình trạng tăng huyết áp.
  • Loài cây thảo dược này có thể làm trầm trọng thêm những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần.
  • Những người bị viêm loét đại tràng cũng nên tránh xa vì loại cây này sẽ gia tăng biến chứng của viêm loét đại tràng.
  • Người bị táo bón không nên sử dụng cà lục dược vì loại cây này sẽ chỉ làm cho tình trạng táo bón trở nặng hơn mà thôi.

Tác dụng phụ có thể sẽ gặp phải khi sử dụng cà lục dược

Dùng cà độc dược ở một liều lượng nhất định có thể giúp chữa bệnh nhưng bạn vẫn có thể gặp các tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể con người nếu dùng một liều lượng nhất định

Những tác dụng phụ nhẹ bạn có thể gặp phải bao gồm khô miệng, khô da. Nặng hơn có thể biến chứng như nhịp tim nhanh, sốt cao liên tục, xuất hiện ảo giác hay thậm chí là co giật và hôn mê nếu dùng quá liều.

Vì vậy khi có những triệu chứng tác dụng phụ, hãy tìm đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời nhé!

Cà độc dược có thể tương tác với những thuốc nào?

Cà độc dược có thể tương tác với những thuốc nào?
Cà độc dược tương tác với những loại thuốc nào?

Không chỉ có thể dùng như một loại thuốc độc lập, Mạn đà la còn có thể kết hợp, tương tác với các loại thuốc hoặc chất khác. Tuy nhiên, khi sử dụng độc lập hay kết hợp cũng phải hỏi ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để tránh sử dụng sai phương pháp gây đến những hậu quả khó lường

Cà độc dược khi sử dụng sẽ dễ bị ảnh hưởng não và tim hoặc có triệu chứng khô, đỏ da. Và trùng hợp là thuốc kháng Cholinergic cũng có thể gây ra những triệu chứng này cho người dùng.  Việc dùng loại cây này áp dụng cùng thuốc kháng Cholinergic có thể gây ra những phản ứng nặng như chóng mặt, nhịp tim nhanh hoặc gây choáng và rất nhiều phản ứng nghiêm trọng khác nhau. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc từ cây Mạn Đà La 

Đây là một loại cây có tính độc dược, vì vậy phải thật sự cẩn trọng khi sử dụng. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc những lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này để người dùng có thể cân nhắc khi sử dụng nó

Lưu ý khi sử dụng thuốc từ cây Mạn Đà La 
Lưu ý khi sử dụng thuốc từ loại cây này

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc ẩm mốc khiến lá thuốc sau khi phơi dễ bị hư.
  • Trước khi sử dụng hoặc kết hợp cà độc dược với các loại thuốc khác bắt buộc phải hỏi ý kiến của bác sĩ được kê đơn liều lượng và chẩn đoán mới có thể dùng an toàn, tránh nghe theo những kinh nghiệm được truyền lại vì mỗi người có một cơ địa khác nhau
  • Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác thì không nên dùng kết hợp cùng cà lục dược.
  • Chống chỉ định với những người có thể trạng yếu, những người mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, đường ruột và phụ nữ có thai, cho con bú,…
  • Không để lộn loại thuốc này với những loại thuốc đông y khác, nếu người không đủ kinh nghiệm sẽ bị nhầm lẫn và dẫn đến những hậu quả khó lường.
  • Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để tránh nhầm lẫn hoặc mua phải thuốc giả. 
  • Hãy đến ngay những cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện tình trạng ngộ độc do sử dụng cà độc dược.

Kết bài

Chúng mình rất vui khi được chia sẻ với các bạn đọc những thông tin và kiến thức cần thiết về cây cà độc dược. Đây là một loại cây rất gần gũi với đời sống con người. Song chúng ta vẫn phải cẩn thận khi sử dụng loại thảo dược này vì nó có những độc tính khá mạnh. Bạn đọc hãy hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng cà độc dược nhé!

Bài viết mới nhất