Bọ cạp có độc và những cách xử lý để bảo vệ bản thân

Bọ cạp là một loài quen thuộc đối với chúng ta và nhất là với những ai sống ở khu vực nông thôn gần với khu vực đồi núi thì lại càng hay gặp. Vì đây là loài sống trong bụi cây hay ở sân trường học, đất núi,..Bạn có những thông tin gì về loài vật này? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu sâu hơn về chúng. 

Tìm hiểu các thông tin về loài bọ cạp 

Bọ cạp có tên tiếng Anh là (Scorpion) thuộc lớp động vật hình nhện, không xương sống và thuộc phân ngành chân kìm. Trong giống này có 1750 loài với 13 họ khác nhau, loài này có độc tính cao vì thế bạn nên cần cẩn thận tránh bị cắn. 

Loài vật này được tìm thấy ở tất cả các châu lục với khí hậu khô, ấm, ngoại trừ châu Nam Cực và khu vực New Zealand. Chúng được tìm thấy nhiều nhất tại các quốc gia và khu vực Bắc Mỹ như California, Texas, Arizona,… Hiện tại ở Việt Nam ở một số vùng ẩm thấp cũng hay thấy loài vật này xuất hiện. 

Bọ cạp có tên tiếng Anh là (Scorpion) thuộc lớp động vật hình nhện
Bọ cạp có tên tiếng Anh là (Scorpion) thuộc lớp động vật hình nhện

Đặc điểm nhận dạng của con bò cạp

Bọ cạp là con vật có cơ thể đã được chia làm 2 phần khác nhau là phần đầu ngực và phần bụng rõ rệt. Trong phần đầu và ngược có lớp giáp, mắt (có 2 mắt trên đỉnh đầu ngực và 2 đến 5 đôi mắt ở bên cạnh). Hệ thống chân kìm 8 chân (một phần của miệng), móng vuốt với chức năng là phòng thủ. 

Phần bụng sẽ có 8 đoạn, đoạn thứ nhất chứa bộ phận sinh dụng và dấu vết đã bị tiêu giảm được gọi là nắp sinh dục. Ở phần thứ hai là cặp cơ quan cảm giác giống như chất Pectin. Những  đoạn còn lại bao gồm hai lá phổi sách bao bọc bởi lớp giáp có chứa chất sừng.

Đến phần đuôi có 6 đốt, trong đó đốt cuối cùng cũng là hậu môn và chứa nọc độc ở phần này. Với một số giống của loài vật này còn có 2 đuôi chia rẽ ra thành hai nhánh như bộ râu. 

Bộ giáp loài này sẽ bao bọc cũng như có tác dụng để bảo vệ cơ thể bọ cạp, một số chỗ có lông với mục đích giúp cơ thể chúng cân bằng. Với một số loài thì còn đổi sang màu xanh lục do các tia tử ngoại chiếu vào, vì chúng có chứa nhiều huỳnh quang trên phần giáp này. 

Lúc lột xác thì bộ giáp sẽ không thể phát sáng, chỉ khi nào cứng cáp, công dụng đó mới được phát huy. Bộ giáp này khá chắc chắn và gần như không hề có vấn đề về sứt mẻ vì cấu trúc cực chắc. 

Những khu vực loài vật này sinh sống 

Là loài chân khớp nên như đã nói ở trên, bọ cạp dễ dàng thích nghi với hầu hết các môi trường ở trên cạn. Đặc biệt chúng ưa sống ở các khu vực có nhiệt độ thuộc khu vực nhiệt đới từ 20 đến 37 độ C. 

Loài này thích sống ở các khu vực thuộc vùng núi cao, trong các hang động và  rừng sâu, các khu vực ngập triều. Những vùng có khí hậu lạnh thì sẽ không thấy được sự xuất hiện của loài vật này. 

Bọ cạp có thể sống ở trên mặt đất hay cả trên cây và  hốc đá, trên các bãi cát,…Nên chúng ta sẽ bắt gặp chúng ở trong nhà, dưới góc tủ, góc giường; trong các bụi cây và những nơi mát mẻ, ẩm ướt,… Nhất là các vùng duyên hải của Việt Nam thì là môi trường cực thích hợp để loài vật này sinh sản, phát triển. 

Phân loại Scorpion xuất hiện ở Việt Nam 

Trên thế giới, có 2 loại chính là bọ cạp xanh và bọ đen đều có dấu hiệu xuất hiện ở nước ta. Dưới đây sẽ là chi tiết của các giống này mà bạn có thể khám phá. 

Loài bọ cạp xanh không phổ biến 

Loài này là một loài đặc hữu tìm thấy nhiều hơn tại Cuba, vùng Trung Mỹ. Ở Nam Mỹ hay Colombia, Venezuela. Gần như đây là loài không xuất hiện tại các quốc gia châu Âu. 

Ở Mỹ thì bọ cạp xanh được giới thiệu là thú cưng bởi vì chúng không có dấu hiệu giết đồng loại của nó. Các vùng ôn đới miễn là khu vực này không quá ẩm như vùng núi nước ta bạn sẽ thấy loài này xuất hiện. 

Có loài màu xanh và loài màu đen là phổ biến 
Có loài màu xanh và loài màu đen là phổ biến

Loài bọ cạp đen phổ biến 

Bọ cạp đen có thân hình màu nâu đỏ, đen hoặc nâu sẫm có tính cách khá hung dữ, chúng có thể tấn công cả đồng loại cũng như việc chúng xuất hiện phổ biến hơn. Chúng được tìm thấy ở những vùng có bụi rậm hay các ánh đồng, rừng nhiệt đới nên Việt Nam là quốc gia phù hợp cho giống này phát triển và sinh trưởng. 

Làm sao để biết cách nuôi loài vật này phù hợp? 

Tuy là loài nguy hiểm, nhưng bọ cạp mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế nên có rất nhiều người muốn nuôi loài vật này. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để liệu chúng mang lại hiệu quả tốt nhất từ các kỹ thuật đã được đúc kết. 

Thức ăn cho giống loài này 

Bọ cạp là loài động vật ăn thịt và thậm chí là cả đồng loại của chúng nên chúng sẽ thường sử dụng các loại giáp xác nhỏ, ốc, ếch, nhái, cá để làm thức ăn. Hoặc có thể cung cấp côn trùng với các loại ưa thích đó là dế mèn và sâu. 

Thức ăn chủ yếu là côn trùng như dế mèn và sâu
Thức ăn chủ yếu là côn trùng như dế mèn và sâu

Cách làm hồ nuôi 

Hồ nuôi bọ cạp cần xây dựng bằng gạch, ở ngoài trời, không cần mái vì làm mái che thường chỉ ở những vùng nắng to, mưa nhiều. Nuôi loài vật này cũng không nên láng nền vì chúng là loài động vật ưa thích đào xới, đào hang. Như vậy mới giữ được bản tính hoang dã ngoài thiên nhiên, từ đó giúp chất lượng đảm bảo. 

Nuôi bọ cạp cần bỏ 1 ít gáo dừa, ván mục, cỏ để chúng có nơi trú ẩn và tránh rét nếu là nuôi ở miền Bắc có mùa đông lạnh. Những gốc rễ như chùm rễ tre, gốc cây chùm của bất kể loại cây nào và đắp thêm đất vào cho bò cạp đào. 

Cần lưu ý: Nên xây hồ nuôi tại các vị trí khô ráo, không bị ngập nước, có mương nước tránh kiến là tốt nhất. Vì đây là loài là một loại rất sợ kiến với kích thước nhỏ có độc tố sẽ giết chết loài vật này.

Câu hỏi về độc tố của loài bọ cạp 

Hầu hết, nọc độc của chúng vô hại với con người vì nếu có bị cắn chỉ gây ra các triệu chứng như đau, tê cứng, sưng phồng. Nhưng đó là với một số loài chúng ta thường gặp thôi còn với các loài trong rừng tự nhiên kích thước lớn và khối lượng độc lớn thì lại rất nguy hại. 

Loài bọ cạp Stalker là cái tên có thể giết chết con người bằng những cú cắn của chúng. Nọc độc sẽ làm tê liệt hệ thần kinh trung ương, gây ra các vấn đề như suy hô hấp và dẫn tới tử vong đối với con người. Nếu không được điều trị kịp thời hay sơ cứu để đưa đến bệnh viện thì độc tố phát tác rất nhanh. 

Các triệu chứng như đổ mồ hôi, chảy nước miếng và chảy nước mắt khi bị chúng cắn là rất nguy hiểm cần được để ý. Đây cũng là loài có khả năng điều chỉnh lượng nọc chúng chích vào đối phương từ 0,1 – 0,6 mg.

Có những con to độc tố mạnh có thể gây chết người 
Có những con to độc tố mạnh có thể gây chết người

Xử lý trong trường hợp bị bọ cạp cắn và chích độc 

Nếu không may bị bọ cạp cắn các bạn cần xử lý một cách nhanh chóng để sơ cứu nếu không để lâu sẽ gây biến chứng nặng. Nếu là những con có chất độc lớn thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng con người, nhất là các đối tượng như người già và trẻ nhỏ. 

Khi bị loài vật này cắn thì cần phải chú ý đến một số vấn đề như sau: 

  • Cần làm sao cho vết cắn thấp hơn vị trí của tim để tránh độc tố lan nhanh toàn bộ cơ thể rất nguy hiểm. Sau đó tiến hành làm sạch vết thương bằng cách khử trùng cộng với việc chườm đá để chúng không sưng lên và lan truyền nhanh. 
  • Băng bó vết thương bằng Povidine 10 % hoặc cồn 70 độ cùng các loại giảm đau và kháng sinh. 
  • Đối với trẻ em, người già và những người có phản ứng mạnh sau khi bị bọ cạp cắn hay các vị trí bị cắn là các vùng nguy hiểm thì cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện. 

Lưu ý ở bất kỳ trường hợp nào khi bị cắn kể cả sau khi uống thuốc thấy đỡ thì cũng cần đưa đến bác sĩ kiểm tra lại. Vì độc tố sẽ còn lưu giữ ở trong cơ thể thời gian ngắn và phải xử lý chúng triệt để hơn. 

Có thể sử dụng bọ cạp để làm thuốc không? 

Bọ cạp như đã nói, dù có độc nhưng lại là  một vị thuốc được dùng trong Ðông y rất tốt. Đặc biệt là chữa  trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong, uốn ván cực hiệu quả đã được chứng minh. Ngoài ra còn dùng làm thuốc kích thích thần kinh, bán thân bất toại, bị cảm hay mồm miệng méo cũng có thể chữa. 

Theo tài liệu cổ, toàn yết trong bọ cạp là độc tố có vị mặn, hơi cay, tính bình. Có tác dụng khu phong, trấn kinh, phá thương phong, cảm mồm méo, mắt xếch. Nhưng cần phải lưu ý khi sử dụng đó là người hư sinh phong không dùng được, người bệnh không tự  ý sử dụng mà phải theo chỉ định. Bên cạnh đó còn có thể chữa được rất nhiều bệnh khác nhưng không phải bệnh ung thư như nhiều người đồn. 

Các tin đồn rằng bọ cạp chữa bệnh ung thư là hoàn toàn không chính xác và không hề có cơ sở nào. Chuyên gia y tế và các bác sĩ cho rằng đây là sinh vật có nọc độc rất nguy hiểm chỉ chữa được một số bệnh trong đông y như đã nói ở trên mà thôi. 

Hiện, trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định bọ cạp chữa được ung thư. Nên các bạn cần phải hết sức lưu ý vấn đề sử dụng loài vật này trong chữa bệnh và nếu tránh được là tốt nhất, đặc biệt muốn sử dụng thì phải theo chỉ định. 

Loài vật này có thể dùng làm thuốc trong đông y rất tốt 
Loài vật này có thể dùng làm thuốc trong đông y rất tốt

Kết luận 

Bọ cạp như đã nói ở trên là loài có độc nhưng lại có tác dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau nhất là với đông y. Việc tham khảo nội dung bài viết đã giúp các bạn có được nhiều hơn thông tin liên quan đến loài vật này. Hy vọng các bạn đã có được cách sơ cứu nếu chẳng may bị chích độ và biết được tác dụng của chúng.

Bài viết mới nhất