Bọ chét – Sinh vật tưởng chừng vô hại nhưng lại nguy hiểm

Đối với những người nuôi động vật bọ chét đã trở thành một nỗi “ám ảnh” bởi những phiền toái mà chúng mang lại. Chúng không chỉ kí sinh trên da của vật nuôi mà còn kí sinh cả trên da người vì vậy việc diệt trừ bọ chét một cách triệt để là điều được nhiều người quan tâm nhất, cùng xem bài viết để tìm ra phương pháp phù hợp nhất.

Thông tin tổng quan về loài bọ chét cần nắm vững

Bọ chét là một loài sinh vật sống kí sinh trên cơ thể của các động vật khác và chúng tận dụng dinh dưỡng trên người động vật đó để phát triển, có kích thước vô cùng nhỏ bé nhưng lại vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng đến các loài động vật mà chúng ký sinh. 

Đặc điểm của bọ chét có gì nổi bật

Khác hẳn với những loài động vật ký sinh khác thì bọ chét sở hữu cho riêng mình những đặc điểm vô cùng độc đáo sau:

  • Có kích thước vô cùng nhỏ theo những con số ghi lại thì chiều dài chỉ đạt từ 1,5 – 6mm.
  • Bọ chét có một đặc điểm nổi bật đó chính là chúng nhảy cao được hơn 19cm và bật xa hơn 30cm ước tính gấp trên 200 lần chiều dài của mình.
  • Loài bọ này là sinh vật hút máu của động vật thường không có cánh và di chuyển bằng cách bật nhảy.
  • Có màu sắc nâu hoặc nâu đen, có thân cứng, sở hữu một chân khỏe để có thể bật cao.
  • Có thể nhịn đói trong từ 3 – 6 tháng và tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường.
  • Cả bọ đực lẫn cái đều hút máu và chúng đặc biệt sợ ánh sáng và ưa thích độ ẩm cao chúng chỉ ký sinh trên vật chủ đã chọn, nhưng khi mất vật chủ chúng thường có thiên hướng đốt người hoặc động vật khác.
  • Bọ hút máu cả ban đêm và ban ngày, đặc biệt là ban đêm vì chúng ưa bóng tối, chúng ta có thể nhận biết sự tồn tại của chúng nhờ các vết đốt và vết máu nhỏ trên chăn, ga, gối.

Bọ chét có một đặc điểm nổi bật đó chính là chúng nhảy cao
Bọ chét có một đặc điểm nổi bật đó chính là chúng nhảy cao

Vòng đời của bọ chét trải qua bao nhiêu giai đoạn?

Vòng đời của bọ chét gồm 4 giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Trứng của bọ có hình dẹt, màu trắng dài khoảng 0,4mm vào giai đoạn sinh sản bọ có thể đẻ 40 – 50 quả trứng lên vật chủ mỗi ngày. Trứng bọ sẽ rơi xuống giường, đệm, thảm khi chó mèo rũ lông, sau khi trứng rơi xuống thì khoảng 1 – 10 ngày sau chúng nở thành những con bọ khoảng 30% trứng có thể nở thành bọ trưởng thành.
  • Ấu trùng: Sau khi được sinh ra từ trứng thì bọ trở thành ấu trùng, ấu trùng có bề ngoài giống sâu, có 13 đốt, dài khoảng 2mm, màu trắng, ấu trùng ưa bóng tối nên sẽ sống ẩn nấp ở dưới thảm, dưới vải và trong môi trường ẩm ướt. 
  • Nhộng: Nhộng sẽ nằm trong kén một thời gian dài, được ngụy trang bởi các hạt bụi và sẽ lột xác thành bọ trưởng thành (giai đoạn này thường kéo dài từ 1 – 6 tháng) Nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt được nhộng bọ và các hạt bụi nhỏ.
  • Bọ chét trưởng thành: dài từ 1 – 4mm, có thân dẹt, màu nâu đen, không có cánh, sống ký sinh trên vật chủ hết vòng đời của mình để ăn và sinh sản. Vòng đời của bọ khoảng từ 20 – 35 ngày tùy thuộc vào môi trường và thời tiết.

Bọ chét có thể tấn công những đối tượng nào?

Mọi người thường cho rằng cho rằng bọ chét sẽ chỉ cắn các loại thú cưng của mình là chó và mèo mà không biết rằng cả người và các loại động vật đều có nguy cơ bị cắn bởi bọ. Trong đó, trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị bọ cắn nhiều nhất vì trẻ em thường chơi với thú cưng.

Vết cắn của bọ sẽ gây ra ngứa và sưng ở nơi bị cắn. Vì khi chúng bám được vào vật chủ, chúng sẽ sử dụng những cái chân sắc nhọn của mình để bám chặt vào vật chủ, và sau đó dùng chiếc vòi nhỏ ở miệng đâm qua da vật chủ, hút máu và làm nước bọt dính vào vật chủ. Nước bọt của bọ sẽ được ghi nhận là chất gây dị ứng sau đó gây sưng tấy và ngứa.  

Bọ chét có tiềm ẩn lây bệnh từ động vật sang người rất nguy hiểm
Bọ chét có tiềm ẩn lây bệnh từ động vật sang người rất nguy hiểm

Bọ chét có lây từ động vật sang người không?

Câu trả lời là có bởi vì bọ là loài động vật thích hút máu, chính vì vậy con người thường sẽ trở thành lựa chọn thứ hai của bọ chét khi mà chúng bị mất vật chủ. Vào thế kỉ XIV, bệnh dịch hạch do bọ kí sinh từ chuột lây sang con người đã biến thành một đại dịch khiến hàng trăm triệu người chết mang tên “cái chết đen”, đó chính là câu trả lời cho thắc mắc chúng có lây bệnh cho người hay không.

Các loại bệnh mà bọ chét truyền nhiễm sang cho người

Như đã đề cập ở trên, bọ chét thường chỉ đốt vật chủ, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà bọ sẽ chuyển qua đốt con người. Các vết cắn sẽ có kích thước từ 1 – 2mm nên việc bị bọ đốt gây ra các loại bệnh sau đây:

  • Bọ thường đốt nhiều ở dưới mu bàn chân và những chỗ nhiều máu ở bắp chân. Bị bọ đốt nhiều rất khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Các vết đốt thường gây ngứa kéo dài. Việc gãi nhiều sẽ gây nên dị ứng và viêm da.
  • Bọ từ chuột lây sang con người kéo theo vi khuẩn dịch hạch truyền nhiễm vào con người.
  • Bọ từ chuột và mèo làm ảnh hưởng đến con người và khiến con người bị sốt phát ban gọi là sốt phát ban chuột.
  • Bọ chó và bọ mèo truyền sán dây sang con người khiến con người bị mắc sán.

Đuổi bọ bằng tinh dầu thiên nhiên từ cây sả, chanh
Đuổi bọ bằng tinh dầu thiên nhiên từ cây sả, chanh

Những cách phòng và chống bọ chét có cơ hội ký sinh

Và chúng có thể sống ở những ngôi nhà để lâu đến 1 năm. Vì vậy ngay khi chuyển đến những ngôi nhà đó, chúng ta cần gọi đội dọn vệ sinh đến để dọn dẹp để phòng trường hợp bị bọ tấn công. Để tránh bị bọ chét tấn công thì cần phải có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả, cụ thể là:

Tắm rửa thường xuyên cho vật nuôi để loại bỏ bọ ký sinh

Bọ thường ký sinh trên người động vật, khi bạn vui chơi với thú cưng của mình, bọ sẽ nhảy lên và kí sinh ở người bạn. Vì vậy điều quan trọng là phải tắm rửa cho thú cưng thường xuyên, trong trường hợp thú cưng của bạn có nhiều bọ chét thì cần sử dụng thuốc nhỏ gáy và mang đến bác sĩ thú y để có biện pháp điều trị phù hợp.

Toàn bộ không gian nhà ở phải luôn sạch sẽ

Môi trường sống ưa thích của bọ chét là những nơi ẩm mốc, bẩn thỉu. Nếu như bạn không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, trứng của bọ sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở và trở thành bọ trưởng thành, tiếp tục ký sinh lên người và thú cưng. Vì vậy, hãy vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, giặt chăn màn, sử dụng hóa chất để rắc vào các góc tường, hút bụi mỗi ngày để tránh tình trạng bọ phát triển.

Dùng bột thực vật để tiêu diệt

Bọ chét trưởng thành có vòng đời ngắn, chỉ từ 30 – 45 ngày trong khi ấu trùng bọ có thể sống được vài tháng. Vì vậy, cần phải tiêu diệt một cách triệt để trứng và ấu trùng bọ. Dùng bột thực vật trộn với hàn the và rắc lên thảm, giường của thú cưng. Bột sẽ gây ngộ độc cho bọ sau đó hãy hút bụi để hút đi những ấu trùng đã chết.

Đuổi bằng tinh dầu thiên nhiên từ cây sả, chanh

Bọ chét rất sợ mùi của cây sả và chanh. Bạn hãy lấy tinh dầu sả và chanh và xịt lên quần áo, lên chăn màn, những nơi mà bạn cho rằng có bọ ở. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần vắt nước chanh vào bình xịt và xịt vào những chỗ có bọ  hoặc dùng đập dập cây sả và đặt vào những nơi có bọ qua lại.

Sử dụng dịch vụ diệt côn trùng bằng công nghệ mới

Nếu như các cách trên không mang lại hiệu quả như mong muốn thì đã đến lúc phải gọi dịch vụ diệt côn trùng. Đây là cách tốt nhất và nhanh nhất để giải quyết vấn đề bọ chét trong gia đình bạn. Mặc dù sẽ mất một chút chi phí cho các dịch vụ này, nhưng khi bạn đang phải vật lộn với những vết cắn của bọ, đau đầu không biết phải làm sao để xử lý được ấu trùng và trứng của bọ cùng những căn bệnh nguy hiểm mà chúng đem lại thì một chút chi phí không còn là vấn đề nữa.

Sử dụng dịch vụ diệt côn trùng bằng công nghệ mới
Sử dụng dịch vụ diệt côn trùng bằng công nghệ mới

Xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhất khi bị bọ chét cắn

Khi phát hiện những vết cắn của bọ chét trên người không được chủ quan mà cần lưu ý những điều sau:

  • Cố gắng không gãi, gãi sẽ gây ra nhiễm trùng và làm các vết mụn nước lan ra gây ngứa sang các vùng da khác.
  • Rửa vết cắn bằng xà phòng hoặc nước muối để giảm cơn ngứa.
  • Chườm túi đá lạnh lên vùng da bị đốt để ngăn cơn ngứa và sưng từ vết đốt.
  • Sử dụng lá trà xanh để rửa vết thương, lá trà xanh có chất oxy hóa giúp tình trạng ngứa thuyên giảm nhanh hơn.
  • Sử dụng các loại thuốc bôi chống ngứa ngừa histamin, các dung dịch bôi giảm ngứa do côn trùng cắn. Lưu ý là nên đi bác sĩ khám trước khi tự ý dùng thuốc.

Câu hỏi thường gặp thú vị của riêng loài bọ chét

Xung quanh loài bọ chét thì có rất nhiều câu hỏi được nhiều người quan tâm mà nổi bật nhất là những vấn đề sau:

Khi nào cần đi bác sĩ vì bị bọ chét cắn?: Khi bị cắn nếu có các dấu hiệu sau cần phải đi bác sĩ ngay lập tức: khó thở, buồn nôn, chóng mặt. Thông thường các vết cắn chỉ gây ra sưng và ngứa. Nhưng khi có các dấu hiệu này, có thể bạn đã bị những con bọ chét mang bệnh cắn.

Bọ này có chọn cơ thể người để ký sinh hay không?: Bọ chét cắn người và là tác nhân của các loại bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên chúng không kí sinh trên người, môi trường lý tưởng của chúng vẫn là các “vật chủ” là các thú cưng trong gia đình chúng ta.

Bọ chét cắn người và là tác nhân của các loại bệnh truyền nhiễm
Bọ chét cắn người và là tác nhân của các loại bệnh truyền nhiễm

Kết luận

Trên đây là những thông tin về loài bọ chét, những nguy hiểm mà chúng mang lại cho động vật và con người thật đáng sợ. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thể có được thêm các kiến thức về phòng tránh cũng như xử lý khi phát hiện ra có bọ này trong ngôi nhà của mình.

Bài viết mới nhất