Cây hồng môn là cây gì? Ý nghĩa phong thủy và cách trồng

Ngày nay, cây hồng môn thường xuyên được dùng để trang trí cho nhiều không gian khác nhau trong nhà. Tuy nhiên vẫn rất nhiều người chưa biết tới loại cây này. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về loại cây này, cũng như ý nghĩa phong thủy và cách trồng hồng môn để sinh trưởng, phát triển tốt trong bài viết sau đây nhé!

Giới thiệu tổng quan về loài cây hồng môn

Cây hồng môn – theo tên khoa học sẽ được gọi là Anthurium Andraeanum. Nguồn gốc của loại cây này bắt nguồn từ đất nước Ecuador và Colombia. Khi về đến đất nước Việt Nam ta, mọi người còn thường gọi là cây buồm đỏ, cây vĩ hoa đỏ, cây vĩ hoa tròn, cây môn hồng,…

Hồng môn là một loại cây thuộc họ thân thảo. Nhìn chung những cây này có sẽ kích thước nhỏ với phần thân tương đối ngắn, mọc và phát triển thành từng bụi. Điểm đặc biệt chính là phần lá cây sẽ có hình trái tim, kích thước dài từ 18cm – 30cm. Lá của loại cây này khi non sẽ có màu xanh nhạt, và dần dần xanh đậm hơn khi cây đã trưởng thành. So với rất nhiều những loại cây cảnh trang trí khác, đây là loại cây có tuổi thọ tương đối cao.

Giới thiệu tổng quan về loài cây hồng môn
Giới thiệu tổng quan về loài cây hồng môn

Mặc dù khi mới nhìn qua loài cây hồng môn này, nhiều người sẽ không cảm thấy quá ấn tượng. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ có thể thấy được những nét đặc trưng, đó cũng là nét đẹp mà chỉ riêng loài cây này mới có.

Đặc biệt chính là ở phần hoa. Không giống như những bông hoa khác, hoa của loài cây này sẽ mọc trực tiếp trên một cuống dài và cong. Màu của hoa môn hồng sẽ có màu vàng nhạt. Bên cạnh đó sẽ có một bộ phận khác được gọi là mo hoa – đây là phần có hình tựa trái tim màu hồng hoặc màu đỏ.

Chi tiết ý nghĩa của cây hồng môn trong phong thủy

Đối với mỗi loại cây cảnh được dùng để trang trí trong các không gian nhà đều có những ý nghĩa phong thủy khác nhau. Và loại cây hồng môn cũng có cho mình một ý nghĩa phong thủy riêng.

Theo đó, trong phong thủy hồng môn được biết đến như một loài cây mang tới sự may mắn, thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ. Ý nghĩa của loài cây này được bắt nguồn từ chính tên gọi “hồng môn” của nó.

Trong tiếng Trung, từ “hồng” là một từ chỉ màu sắc, cũng là một từ tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc của một đời người. Bên cạnh đó, “môn” lại là một từ Hán Việt chỉ cánh cửa – là quan trọng đối với bất kỳ ngôi nhà nào. Khi ghép lại thành “hồng môn” sẽ mang ý nghĩa là cánh cửa quan trọng mở ra những điều may mắn, hạnh phúc cho gia chủ.

Tìm hiểu ý nghĩa của hồng môn trong phong thủy
Tìm hiểu ý nghĩa của hồng môn trong phong thủy

Vì vậy, theo quan niệm phong thủy, trong các công ty, người ta sẽ thường đặt những chậu hồng môn tại bàn làm việc, quầy lễ tân hay phòng họp. Không chỉ có tác dụng tô điểm thêm cho những không gian này, mà những chậu hồng môn còn thể hiện mong muốn nhận thêm được nhiều may mắn, suôn sẻ và thuận lợi trong hoạt động của công ty.

Trong khi đó, khi đặt những chậu hồng môn trong các không gian của ngôi nhà không chỉ giúp lọc không khí hiệu quả. Mà đây còn là cách giúp lọc bỏ những nguồn năng lượng tiêu cực làm ảnh hưởng tới không gian sống của gia đình bạn. 

Tìm hiểu tác dụng của hồng môn trong cuộc sống

Cây hồng môn từ xưa tới nay được nhiều người lựa chọn trồng không chỉ bởi những ý nghĩa theo phong thủy mà nó mang tới. Trong thực tế, hồng môn cũng là một loài cây có rất nhiều tác dụng đối trong cuộc sống của con người. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng của loài cây này ngay sau đây nhé!

Trồng cây hồng môn làm cây phong thủy rất tốt

Với ý nghĩa của loài cây này được chúng tôi giới thiệu trên đây, nhiều gia đình vì thế mà đã lựa chọn hồng môn làm cây phong thủy trong ngôi nhà của mình. Nếu tin vào quan niệm phong thủy thì loài cây này vẫn có những tác dụng, ý nghĩa trong phong thủy nhất định.

Tác dụng lớn nhất của việc trồng những chậu hồng môn trong ngôi nhà làm cây phong thủy đó chính là để thu hút may mắn, tài lộc và thịnh vượng về cho gia chủ. Đồng thời, với sự sinh sôi, nảy nở mạnh mẽ của mình, đây còn là loài cây khi trồng sẽ giúp gia chủ con đàn cháu đống, gia đình luôn luôn sum vầy hòa thuận.

Trồng hồng môn đề lấy hoa & làm cảnh

Tác dụng phổ biến nhất của loại cây hồng môn chính là được trồng để lấy hoa trang trí trong các lãng hoa. Các bạn có thể dễ dàng nhìn thấy sự xuất hiện của những bông hoa hồng môn tô điểm cho rất nhiều lẵng hoa. Đặc biệt là với những bông của loại cây đại hồng môn sẽ thường được dùng để cắm lẵng hoa rất đẹp.

Trồng cây hồng môn không chỉ để làm cảnh đẹp mà còn để lấy hoa cắm
Trồng cây hồng môn không chỉ để làm cảnh đẹp mà còn để lấy hoa cắm

Trong khi đó, những cây tiểu hồng môn lại được sử dụng để làm cây cảnh trang trí cho rất nhiều không gian. Thông thường, chậu hồng môn sẽ có thể được đặt trên bàn làm việc, trên bàn phòng khách hay trong phòng ăn. Với vẻ đẹp của loài cây này chắc chắn sẽ tô điểm thêm cho tất cả các không gian.

Tác dụng đối với bầu không khí

Một trong những tác dụng hữu ích của hồng môn đó chính là khả năng điều hòa không khí, lọc bỏ không khí độc hại để đem lại bầu không khí trong lành nhất. Hồng môn không chỉ là loài cây hấp thụ khí CO2 và cung cấp khí O2 vào không khí, mà đây còn là một loại cây giúp thanh lọc không khí, đặc biệt là những khí độc hại như formaldehyde, xylene, amoniac, toluene,…

Vì vậy, đây là lý do mà rất nhiều gia đình lựa chọn đặt chậu cây hồng môn đặt tại phòng khách, phòng ngủ hay phòng làm việc của gia đình mình. Với những chậu hồng môn sẽ góp phần giúp bầu không khí trong ngôi nhà bạn trở lên trong lành, tươi mát hơn. Đồng thời cũng giúp xua tan đi những căng thẳng, mệt mỏi khi nhìn ngắm những chậu hồng môn mỗi ngày.

Là một món quà tặng ý nghĩa

Hồng môn từ trước tới nay cũng là một trong những loại cây dùng để tặng quà vô cùng ý nghĩa. Với phần lá và phần mo hoa có hình tựa như trái tim, thể hiện một tình yêu nhẹ nhàng nhưng bền chặt.

Vì vậy, những chậu hồng môn cũng là một món quà tặng ý nghĩa để những cặp tình nhân tặng nhau. Đối với người tặng, thông qua những chậu hồng môn họ muốn gửi gắm tới người thương của mình một lời hứa về tình yêu bền chặt, lâu dài của họ.

Cây hồng môn có độc hay không?

Hiện nay rất nhiều băn khoăn, không biết liệu những cây môn hồng có độc hay không? Chính nỗi băn khoăn này khiến nhiều gia đình không dám lựa chọn trang trí cho ngôi nhà của mình bằng những chậu hồng môn.

Sự thật rằng, tất cả những bộ phận trên hồng môn đều có độc, cụ thể đó là chứa các tinh thể oxalat canxi và saponin. Những loại độc đó này đều sẽ có ở các phần lá, củ, rễ và ngay cả hoa của loài cây này.

Thực tế rằng, nếu như chỉ sờ đơn thuần vào những bộ phận của hồng môn thì hoàn toàn không có khả năng trúng độc từ loại cây này, ngay cả khi có dính nhựa hồng môn trên tay. Tuy nhiên, nếu như không may nuốt hoặc nhai một bộ phận nào đó thì sẽ có thể trúng độc hồng môn.

Thực chất trong cây hồng môn mỗi bộ phận đều chứa độc tố
Thực chất trong cây hồng môn mỗi bộ phận đều chứa độc tố

Những biểu hiện mà độc trong hồng môn gây ra như: đau rát môi, phồng rộp môi, đau rát lưỡi và họng,…Ngoài ra có thể cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và buồn nôn. Nhưng theo các nhà khoa học và các bác sĩ, lượng độc tố có trong hồng môn sẽ không đủ để nguy hiểm tới tính mạng.

Vì vậy, các gia đình, đặc biệt là khi gia đình có con nhỏ cần lưu ý để tránh trường hợp con bị nhiễm độc từ hồng môn. Thay vào đó có rất nhiều mẫu cây phong thủy có ý nghĩa giống hồng môn nhưng sẽ không chứa độc tố, an toàn hơn khi trồng trong nhà.

Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc hồng môn

Sau khi đã tìm hiểu kỹ về hồng môn, về ý nghĩa cũng như tác dụng của loài cây này. Nếu như các bạn có ý định trồng trong gia đình mình một chậu hồng môn đẹp thì hãy theo dõi hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hồng môn đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt của chúng tôi ngay sau đây nhé!

Hướng dẫn chi tiết cách trồng cây hồng môn

Hồng môn được biết đến là một loài cây rất dễ trồng trong nhiều môi trường, cụ thể là trồng trong đất hoặc trồng thủy sinh đều sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với từng môi trường khác nhau sẽ có cách trồng loại cây này cũng khác nhau.

Cách trồng hồng môn trong đất: để có thể dễ dàng trồng cây hồng môn trong đất, bạn cần chuẩn bị những loại đất giàu dinh dưỡng, tơi và xốp. Bạn cũng có thể trộn lẫn đất với xơ dừa, phân chuồng,… để tăng thêm dinh dưỡng.

Cách trồng hồng môn thủy sinh: khi trồng hồng môn thủy sinh, nên ưu tiên trồng trong những bình thủy tinh trong suốt để dễ dàng theo dõi tình trạng của bộ rễ hồng môn. Sử dụng những dụng cụ thích hợp để giữ cho bộ rễ cố định và giúp phần thân nổi lên.

Bên cạnh đó, để có thể trồng hồng môn thành công cũng cần chú ý tới bước chọn cây giống. Thông thường, cây hồng môn sẽ được nhân giống từ phân pháp chiết cành. Do đó, khi chọn cây giống hồng môn, ưu tiên lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh và đã trồng được trên 4 tháng để đảm bảo chất lượng cây giống tốt nhất.

Cách để trồng những chậu hồng môn sinh trưởng, phát triển tốt
Cách để trồng những chậu hồng môn sinh trưởng, phát triển tốt

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cây hồng môn

Sau khi trồng cây hồng môn thành công, cách chăm sóc những chậu cây này cũng là vấn đề mà các bạn cần quan tâm và chú trọng rất nhiều. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc loại cây này ngay sau đây:

Đảm bảo nhiệt độ phù hợp để cây sinh sống, cụ thể là từ 15 độ đến 30 độ C. Không nên trồng và đặt cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vào những trưa nắng gắt, điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều trường hợp cây còn bị bỏng dẫn tới chết cây.

Cung cấp đủ ánh sáng để cây hồng môn phát triển: nên đặt những chậu hồng môn tại những vị trí mà có thể hấp thụ nhiều ánh sáng nhất cho cây. Thời điểm tốt nhất để đưa chậu hồng môn ra ngoài không khí chính là vào buổi sáng sớm và buổi chiều muộn.

Tổng kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu một số thông tin về loài cây hồng môn – một loài cây mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy cũng như nhiều tác dụng đối với đời sống. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho quá trình trồng hồng môn của các bạn nhé!

 

Bài viết mới nhất