Cây ngô đồng – Bật mí những điều thú vị có thể bạn chưa biết

Cây ngô đồng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây bo rừng, cây tơ đồng hay cây trôm đơn. Từ xa xưa, giống cây này đã được coi là một cây thân gỗ có nhiều giá trị và được mọi người ưa chuộng trồng trong vườn nhà. Hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin thú vị khác về loài thực vật này trong bài viết dưới đây.

Cây ngô đồng là loại cây gì?

Cây ngô đồng là một giống cây thân gỗ có thể đơm hoa kết quả thuộc họ Cẩm quỳ với tên khoa học là Firmiana Simplex. Giống cây này có nguồn gốc từ các nước Đông Á, cụ thể như Trung Quốc và được trồng nhiều ở khu vực châu Mỹ.

Giống cây này đã du nhập vào nước ta từ khá lâu và được gieo trồng rộng rãi trên khắp các tỉnh thành cả nước. Ở Việt Nam, ngô đồng là loại cây được trồng rất nhiều trong kinh thành Huế, được gieo trồng từ thời vua Minh Mạng, tính đến nay đã là hơn trăm năm tuổi.

Cây ngô đồng là loại cây gì?
Nguồn gốc và đặc điểm cây ngô đồng

Đặc điểm dễ nhất để nhận dạng cây ngô đồng là thân cây phình to như chiếc bình hoa, mọng nước. Thân cây cao từ 40cm đến 100cm, trên thân sẽ có những vết giống với vết sẹo và nhiều nhánh nhỏ tỏa ra. Phiến lá ngô đồng phình to, rộng và không có lông, thường tách thành 3 đến 5 phiến nhỏ hình oval.

Hoa của giống ngô đồng này có màu cam nhạt hoặc vàng đặc trưng, mọc thành chùm. Mỗi bông hoa sẽ có 5 cánh con đều nhau nhìn rất bắt mắt. Không chỉ ra hoa mà ngô đồng còn có thể kết quả. Quả ngô đồng có dáng bầu dục, khi non sẽ có màu xanh và chuyển về vàng khi quả chín. 

Công dụng của giống ngô đồng

Sở dĩ cây ngô đồng được ưa chuộng và được trồng nhiều tại các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam bởi rất nhiều công dụng mà giống cây này mang lại. Hai công dụng lớn nhất mà ông cha ta đã khám phá ra từ loài cây này là giá trị về mặt thẩm mỹ và giá trị về mặt y học.

Cây ngô đồng dùng trang trí sân vườn

Từ xa xưa, ngô đồng đã là loại cây trồng không thể thiếu trong vườn Ngự Uyển của các vị vua chúa. Với sự kết hợp độc đáo giữa thân, hoa và quả mà ngô đồng được nhiều người lựa chọn làm cây cảnh, tạo nên điểm nhấn với màu sắc rực lửa và bắt mắt trong ngôi nhà.

Với kích thước không quá lớn, bạn có thể đặt một chậu ngô đồng ở bệ cửa sổ, góc phòng khách hay ngoài ban công. Loài cây này được đánh giá là dễ chăm sóc, xanh tốt quanh năm, đặc biệt hoa ngô đồng rất bền, vậy nên bạn có thể để chậu cây này làm cảnh lâu trong ngôi nhà của mình.

Khai thác gỗ từ thân ngô đồng

Loài cây có thể trồng để khai thác gỗ.
Những công dụng hữu ích của ngô đồng

Với giống ngô đồng thân gỗ sở hữu thân dài, chắc khỏe với kích thước lớn nên được sử dụng trong ngành công nghiệp khai thác. Gỗ lấy từ thân ngô đồng chủ yếu để làm các loại đàn truyền thống bởi âm thanh tuyệt vời mà nó có thể tạo ra.

Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngô đồng

Bên cạnh công dụng trang trí, không thể không nhắc tới giá trị y học tuyệt vời của loài cây này. Từ lâu người dân ta đã sử dụng loại cây này như một loại dược liệu, kết hợp với các cây thuốc khác để tạo nên những bài thuốc dân gian trị khỏi rất nhiều bệnh. Tác dụng này cũng đã được giới y học kiểm chứng và công nhận.

Trong Đông y, các bộ phận của cây ngô đồng được sử dụng nhiều trong việc chế biến thành các phương thuốc chữa bệnh là lá cây, thân cây và nhựa của cây. Một số bệnh mức độ nhẹ có thể sử dụng ngô đồng để chữa khỏi hoặc làm giảm triệu chứng:

  • Điều trị mụn nhọt bằng cách đắp lá ngô đồng giã nhuyễn.
  • Hãm nước lá ngô đồng uống chữa ho gà, ho ra máu.
  • Chữa bệnh ghẻ lở bằng cách bôi lá ngô đồng giã nhuyễn.
  • Bồi bổ thể trạng cũng như sinh lực cho cánh mày râu.

Vị trí của ngô đồng trong phong thủy

Vị trí của ngô đồng trong phong thủy
Ngô đồng thân gỗ được xem như loại cây thu hút tài lộc

Không chỉ mang ý nghĩa trang trí, làm cây cảnh trong nhà hay làm thuốc chữa bệnh, cây ngô đồng còn có ý nghĩa trong phong thủy. Khi nhắc đến ngô đồng, người xưa sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh chim phượng hoàng – vua của loài chim – đậu trên cây, vì vậy mà loại cây này được coi là có giá trị thiêng liêng.

Trồng ngô đồng ở trong nhà được cho rằng sẽ thu hút vận may và tài lộc đến cho gia chủ. Với màu đỏ bắt mắt của giống cây này, người sở hữu nó sẽ gặp nhiều may mắn trong công việc, tình cảm, sức khỏe. Đi kèm với hình ảnh phượng hoàng, cây ngô đồng còn giúp xua đuổi vận khí và tà ma.

Trong ngô đồng có độc tính không?

Tuy các bộ phận như lá, thân có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời như vậy, nhưng có thể bạn chưa biết, cây ngô đồng được xếp vào loại cây cảnh có độc tính cực kỳ cao, đặc biệt là trong quả và hạt ngô đồng. Tính độc của giống ngô đồng đến từ một loại độc tố trong cây có tên là curcin.

Khi chất độc này tiếp xúc với cơ thể sẽ dẫn đến ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan và hệ tiêu hóa. Trường hợp nặng hơn có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, rối loạn tim mạch. Vì vậy cần hết sức cẩn thận đối với loại cây này, đặc biệt trong các gia đình có trẻ nhỏ.

Xử lý khi lỡ ăn phải quả của cây ngô đồng

Như đã được đề cập ở trên, trong quả ngô đồng có chứa một hàm lượng lớn độc tính. Đã có rất nhiều trường hợp không có hiểu biết rõ ràng mà lỡ ăn phải quả ngô đồng dẫn đến ngộ độc, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy trong trường hợp lỡ ăn phải loại quả có độc này, cần có những biện pháp xử lý nào?

Xử lý khi lỡ ăn phải quả của cây ngô đồng
Biện pháp xử lý kịp thời khi ăn phải quả ngô đồng

Biện pháp nhanh nhất là khi vô tình ăn hay nuốt phải quả, hạt của cây ngô đồng, hãy ngay lập tức nôn ra càng nhiều càng tốt. Hãy uống một chút nước ấm có pha kèm thêm muối rồi tiếp tục nôn. Sau đó cần nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám cũng như chữa trị kịp thời.

Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị cho việc chữa ngộ độc do curcin trong ngô đồng. Cách chữa trị tại các cơ sở y tế sẽ phần nhiều dựa vào triệu chứng của người bệnh và qua việc xét nghiệm đường huyết, máu và kiểm tra gan. Vì vậy đối với loại cây này cần hết sức thận trọng để tránh những rủi ro không đáng có.

Gieo trồng và chăm sóc cây ngô đồng

Với những công dụng tuyệt vời về nhiều mặt trong đời sống con người, ngô đồng hiện nay khá phổ biến và được lựa chọn để trồng trong nhà. Vậy cách trồng cũng như quá trình chăm sóc loại cây này như thế nào, hãy cùng bài viết khám phá thông tin ngay dưới đây.

Cách trồng cây ngô đồng

Ngô đồng thường được trồng theo hai phương pháp là chiết cành hoặc gieo hạt giống. Qua kinh nghiệm của ông cha ta, gieo hạt giống sẽ đem lại hiệu quả và tỷ lệ thành công cao hơn, do vậy mà người dân hiện nay ưa chuộng cách trồng này.

  • Bước 1: Lựa chọn hạt giống ngô đồng

Với việc gieo trồng bằng hạt giống, bạn có thể sử dụng hạt của những cây ngô đồng sinh trưởng phát triển mạnh từ trước để trồng lứa tiếp theo. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến những điểm phân phối hạt giống uy tín để có được hạt chất lượng tốt nhất với tỷ lệ nảy mầm cao.

  • Bước 2: Chuẩn bị hạt giống ngô đồng

Sau khi hạt giống ngô đồng đã được lựa chọn kỹ lưỡng, bạn đem hạt ngâm trong nước ấm pha với tỷ lệ 2 nước sôi 3 nước lạnh trong 4 – 5 tiếng. Sau đó ủ trong khăn bông ẩm đến khi hạt có dấu hiệu nảy mầm để đem gieo.

  • Bước 3: Gieo hạt cây ngô đồng vào đất

Trước khi gieo hạt, bạn cần chuẩn bị đất cho cây. Bạn có thể trồng ngô đồng trong vườn hoặc trong bầu đất. Bạn nên chọn đất mùn tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng và dễ thoát nước. Có thể bổ sung thêm một số chế phẩm để tăng cường vi sinh trong đất.

Nếu chọn trồng vào bầu hay chậu, cần tính toán kích thước phù hợp do rễ của cây sẽ phình to ra. Sau khi gieo hạt xuống đất, phủ lên trên một lớp đất mỏng 1 – 2cm để hạt có điều kiện nảy mầm. Sau hai ngày bắt đầu tưới ẩm cho đất.

Phương pháp chăm bón cây ngô đồng hiệu quả

Sau khi gieo hạt xong, bạn sẽ tiến hành chăm sóc để cây nhanh phát triển. Cách chăm bón loại cây này khá dễ và cũng không mất quá nhiều thời gian hay công sức.

Phương pháp chăm bón cây ngô đồng hiệu quả
Cách trồng và chăm sóc cây ngô đồng cực dễ dàng

  • Cung cấp nước: Khi mới gieo hạt, bạn cần tưới nước 2 ngày vào sáng và chiều cho cây để cây có thể nảy mầm và sinh trưởng tốt nhất. Do ngô đồng không phải loại cây ưa nước, nên sau khi lớn thì bạn chỉ cần tưới cho cây 1 ngày 1 lần để tránh úng rễ.
  • Cung cấp dinh dưỡng: Người trồng có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây ngô đồng thông qua việc bón thêm phân đạm, lân, kali hoặc phân bón hữu cơ cho cây có đủ chất để phát triển đồng đều các bộ phận.
  • Ánh sáng cần thiết: Do đặc điểm là có tán lá và các phiến lá xòe rộng, vì vậy nhu cầu hấp thụ ánh sáng của ngô đồng là khá cao. Với điều kiện ánh nắng đầy đủ, cây có thể dễ dàng quang hợp và phát triển tốt. Nên trồng và đặt cây ở bậu cửa sổ hoặc ban công đón nắng.
  • Phòng ngừa sâu bệnh: Vì cây ngô đồng thuộc giống cây thân gỗ khá cứng cáp, bên trong vỏ cây còn có một lớp nhựa, vì vậy giống cây này có rất ít sâu gây hại. Tuy nhiên, trong trường hợp cây bị thừa nước có thể dẫn đến xuất hiện nấm ở rễ cây và có thể diệt trừ bằng các loại phế phẩm sinh học.

Tổng kết

Trên đây là tất cả những thông tin thú vị xoay quanh cây ngô đồng, một giống cây không chỉ có giá trị làm cảnh mà còn mang nhiều công dụng tuyệt vời khác như thu hút tài lộc hay hỗ trợ chữa bệnh. Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn sẽ có kiến thức sâu rộng hơn về giống cây này.

Bài viết mới nhất