Cây thủy tùng – một trong những loài cây quý hiếm trong giới thực vật, nó đẹp và có giá thành, giá trị cao. Nó có nhiều loài khác nhau, những cây loại nhỏ có thể trang trí trên bàn làm việc là loại phổ biến nhất. Nó được biết đến từ vùng rừng nhiệt đới ở khu vực Đông Nam Trung Quốc. Và hiện nay, nó được trồng ở Việt Nam, tập trung khá nhiều tại những tỉnh phía Nam.
Cây thủy tùng là cây gì?
Cây thủy tùng là một trong những cây thuộc họ tùng, còn được gọi là cây thông nước, có tên trong khoa học là Glyptostrobus pensilis. Loài cây này có nguồn gốc từ những khu rừng nhiệt đới vùng Đông Nam Trung Quốc được sử dụng nhiều trong việc trang trí không gian sống.
Loại cây này trong giới tự nhiên bây giờ khá quý hiếm và có giá trị cao. Vì những điểm nổi bật đó của nó mà hầu như những cây lớn đã bị chặt và khai thác gần hết nên nó được liệt vào danh sách các loài cây quý hiếm, cần được bảo vệ, bảo tồn.
Và sự nhân giống nó không còn là điều đáng lo ngại vì các nhà khoa học đã tìm được cách nhân giống từ năm 2011. Nhưng dù đã được nhân giống rất nhiều nhưng nó vẫn được xem là loài cây quý hiếm trong giới thực vật nhiệt đới.
Đặc điểm của cây thông nước
Cây thủy tùng là một loài cây có thân gỗ, mọc thẳng chọc trời. Với chất gỗ tốt, có tính chắc khỏe, vì vậy nên người dân Anh Quốc xưa thường sử dụng gỗ của nó làm cung tên. Gỗ của loài cây tùng này rất hiếm mang lại giá trị kinh tế rất cao.
Những điều cần biết khi chăm sóc “vật quý”
Ngày nay người ta, các nhà khoa học đã có thể nhân giống thành công các loại cây tùng có dáng nhỏ vì thế nên nó trở nên khá phổ biến trong thị trường hiện nay. Với phương pháp ghép chồi lên thân cây đang mọc, những cây nhỏ nảy mầm ra.
Cây thủy tùng có thể sinh trưởng một cách tốt nhất, bạn phải dành cho nó một môi trường tốt với nhiệt độ dao động từ 18 đến 25 độ C. Nếu để cây trong phòng có máy điều hòa, lưu ý phải mang cây ra ngoài để hưởng ánh nắng để cây không ảnh hưởng.
Muốn cây có thể sống khỏe mạnh và tươi tốt, đất trồng phải luôn đảm bảo được dinh dưỡng cho cây. Người trồng cây sử dụng các loại đất vườn có trộn chung phân ủ mục, phân bón NPK để trồng cây. Phân bón định kỳ hằng năm cho cây để đất không bạc màu.
Cách nhận biết đơn giản
Cây thủy tùng có loại thân cao lên đến 30 mét hoặc hơn và rất chắc khỏe, đường kính thân cây thường tầm 0,6 đến 1 mét. Với lớp vỏ dày cộm, có tính hơi xốp xốp, hướng theo màu xam xám, có vết nứt theo chiều dọc của cây.
Đây là loài thuộc về họ nhà lá kim, mọc theo bụi, có thân mảnh nhỏ. Cây tùng có nhiều cành cây nhỏ, mọc dài ra và có dáng hình “cân đối”. Về phần lá, lá của loài cây này có hình tam giác đều, kế bên, san sát nhau, hiện rõ lên là một màu xanh mướt mắt.
Tuy rằng thanh mảnh nhưng nhánh cây và cành cây mọc ra tương đối nhiều, chụm vào nhau để có thể bảo vệ cây trước những cơn gió quét mạnh của bão, đứng vững giữa các trận bão, bảo vệ cây trước giông bão.
Thủy tùng có nở hoa không?
Nếu có người hỏi rằng cây thủy tùng có nở hoa không thì câu trả ời là có. Hoa của cây này thường mọc thành những chùm nho nhỏ trên những ngọn cây. Hoa thủy tùng có màu trắng muốt, thường 1 chùm nhỏ sẽ dao động từ 3 đến 4 bông hoa.
Đây là loài hoa mọc trên cây mang tính chất lưỡng tính. Chúng sẽ tập hợp thành 1 đến 4 bông hoa trên cùng một cuống hoa ngắn ở phía đầu ngọn các cành cây. Và khi tàn, hoa sẽ trở thành quả tùng mang một màu đen huyền bí.
Với cây thủy tùng để bàn sẽ rất hiếm khi nở hoa, nên chúng ta cần phải chăm sóc thật kỹ lưỡng và để nó ở nơi có điều kiện và môi trường thích hợp thì nó mới nở hoa. Còn thông thường các cây tùng dáng lớn, trong quá trình sinh trưởng sẽ nở hoa.
Ý nghĩa của cây thủy tùng
Đây là cây thuộc họ tùng nên có chung những ý nghĩa của các loại cây thuộc họ tùng. Cây tùng là loại cây có tính chất thanh cao, có sức sống mạnh mẽ. Tùng có dáng thẳng, thể hiện sự cứng cỏi, người xưa thường ví von nó như đại diện của quân tử.
“Tính cách” của cây tùng
Cây tùng tượng trưng cho sự thanh khiết, trung trực, ngay thẳng, không nhún nhường nên khá hợp với chủ nhân là nam. Sự chính trực của nó bộc lộ qua dáng đứng, sự tinh khiết qua màu hoa trắng muốt và sức sống mạnh mẽ là thân gỗ cứng rắn.
Trong bộ tứ “quyền lực” Tùng- trúc- cúc- mai thì tùng ở vị trí đầu tiên nên có thể nói đây là một trong những loài cây sang và quý giá nhất. Trong các thời đại phong kiến, cây tùng là loài cây dễ dàng bắt gặp trong gia đình của các quan chức, quý tộc lớn.
“Không gian sống” của cây thủy tùng
Cây tùng trong tự nhiên là loại cây có thể sống trên đất liền và dưới nước nên nó mang tính chất trung hòa. Chúng ta có thể nhận thấy được sự chắc chắn, vững chãi của đất và sự linh động của nước trong thủy tùng.
Cây thủy tùng sống ở lân cận vùng hồ, sông, mỗi khi mưa bão to cây phải hứng chịu các trận gió, mưa lớn đầu tiên. Dù như thế, cây tùng vẫn luôn đứng thẳng, dáng đứng hiên ngang, chuẩn bị tư thế sẵn sàng đương đầu với cơn bão.
Thủy tùng “đại diện” cho tuổi tác và cuộc sống
Cây thủy tùng được xem là hiện thân của những con người với bài học về sự bền bỉ, kiên trì, cứng rắn vượt qua các chông gai, khó khăn, “cơn bão” trong cuộc đời. Đối với các cây cổ thụ to thì nó đại diện cho sức khỏe và tuổi thọ dài.
Với bản chất hòa hợp nên nó có ý nghĩa quan trọng, tốt trong ngũ hành, trong phong thủy. Trong hệ ngũ hành của các quốc gia phương Tây thì theo hướng thủy sinh kim. Việc trồng cây trong nhà giúp gia chủ gặt hái được nhiều tài lộc, mang lại sự may mắn cho gia chủ.
Cây tùng mang trong mình sự sang trọng, quý tộc, quí khí, đem lại khí chất thanh cao cho gia chủ. Đặc biệt khi ai trồng cây tùng trong nhà thì lộc, phúc kim tiền của người trồng lại càng được dồi dào, thịnh vượng hơn.
Tác dụng của cây thủy tùng
Khi nói đến các giống cây thân gỗ, điều người ta đầu tiên nghĩ đến chính tả việc khai thác gỗ, ngoài ra sau khi được nhân giống thành những cây nhỏ thì cây thủy tùng còn được chọn để làm cây cảnh trang trí không gian trong nhà.
Khai thác gỗ từ cây
Rất nhiều người hiện nay đặt câu hỏi về vấn đề tại sao gỗ tùng lại đắt đỏ như vậy. Chất gỗ của nó thuộc top gỗ hàng đầu thế giới. Gỗ cây tùng này không những có giá trị kinh tế mà còn mang nhiều ý nghĩa liên quan đến phong thủy.
Thân cây của nó có kích thước lớn, thường được người ta chặt, lấy gỗ để làm nguyên liệu cho ngành chế biến, điêu khắc gỗ. Với chất gỗ tốt, từng thớ gỗ mịn màng, những đường vân dọc đẹp mắt, không có mối và mùi thơm thoang thoảng nên có giá trị cao.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho rằng, gỗ của cây tùng có thể hấp thụ “vượng khí” và xua đuổi những khí xấu. Vậy nên người ta thường dùng gỗ tùng để tạc tượng thờ. Vật phẩm này sẽ mang đến may mắn, bình an và sự thịnh vượng cho gia chủ.
Làm cây cảnh trang trí.
Cây thủy tùng nhỏ được các nhà khoa học nhân giống thành công năm 2011 hiện nay được người tiêu dùng mua để trưng bày trong các phòng làm việc. Loại cây này thuộc loại cây cảnh được yêu thích dạo gần đây.
Với vóc dáng “mini”, hình dáng đẹp, loài cây này có thể được đặt ở phòng khách, bàn làm việc, các đại sảnh,… để trang trí, tạo cảm giác xanh mát cho người nhìn. Loài thủy tùng bonsai được người làm vườn ưa thích và có hẳn bộ sưu tập.
Ngoài ra, nó còn là liều thuốc hỗ trợ tinh thần. Nó góp phần tạo nên một bầu không khí thoải mái, có thể xóa đi sự tù túng, nhàm chán, căng thẳng. Từ khi đó, tinh thần trở nên sảng khoái, đẩy mạnh đầu óc sáng tạo. Cây tùng mang đến nguồn năng lượng tích cực.
Cây thủy tùng giúp “giải độc” không khí
Giống như những cây thường xuân khác, cây tùng cũng có khả năng thanh lọc, giải độc cho bầu không khí. Cây có thể hấp thụ những khí độc hại, những tia bức xạ điện tử, hơn nữa là khói bụi mịn trong không khí.
Đồng thời, thông qua quá trình quang hợp cây hấp thụ khí CO2 và thải ra khí oxi cung cấp bầu không khí trong lành cho con người. Khi trưng cây trong phòng kín thì không lo việc bị ngộp hay khó thở, nó luôn mang lại cảm giác trong lành, mát mẻ.
Nó là một trong những cây có thể dùng làm dược liệu khá tốt. Những thầy thuốc thường lấy cành và lá chính để chế những bài thuốc giảm đau, chữa bệnh phong thấp và làm săn chắc da. Những đồ nội thất được làm từ gỗ tùng có chất lượng cao, giá thành cao và rất khan hiếm.
Cây thủy tùng có độc không?
Điều đáng nói đến ở đây là khi mới nhìn thì ai cũng nghĩ là cây tùng vô hại. Nhưng nó được ví như “mụ phù thủy” trong vài câu chuyện, nó lừa dối mọi người bằng vẻ bề ngoài màu xanh đượm mát mẻ của nó và những trái cây màu đỏ chín mọng.
Nhưng bạn đừng để bị nó gạt, nó là một loại cây nguy hiểm vô cùng, nó có chứa chất tanin, một chất gây co giật, tụt huyết áp và nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến tử vong. Hơn thế nữa, cây tùng còn được dùng để phá thai. Trừ phần vỏ bọc quả, thì tất cả đều có độc.
Nhưng trái lại với tất cả, nó có tính “tương phản” với sự xuất hiện của nó. Vì gỗ của nó được ứng dụng rộng rãi và nổi tiếng trong họ hàng nhà gỗ. Người ta có thể tìm thấy nó trong các nghĩa trang lớn nhỏ vì nó là tượng trưng của một cuộc sống lâu dài, vĩnh cửu.
Kết luận
Có thể nói cây thuỷ tùng là loài cây có lợi cũng có hại. Nhưng nó cũng là loài cây mang tính ứng dụng cao trong đời sống hiện tại. Nó có nhiều tác dụng mang lại sự trong lành cho bầu không khí và mang lại năng lượng tích cực cho người trồng. Hơn thế nữa, nó cũng có các độc tố mà chúng ta phải né tránh. Mong bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu thêm về cây tùng.