Cây trầu bà có tác dụng và ý nghĩa thế nào với từng loại? 

Trầu bà là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích và sử dụng để trồng trang trí trong nhà hoặc nơi làm việc. Một loài cây không chỉ đẹp, dễ trồng mà còn có nhiều lớp ý nghĩa tuyệt vời. Hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung bài viết này để tìm hiểu về tác dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng loài cây này. 

Tìm hiểu về cây trầu bà là cây gì? 

Cây trầu bà còn được định nghĩa trong tiếng Anh là Pothos, tên khoa học là Epipremnum aureum – Một loại thực vật thân thảo thuộc họ Ráy (Araceae) có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ sau đó du nhập và nhân rộng ở Việt Nam nhiều tên gọi khác nhau như hoàng kim, hoàng tam điệp,…

Có nhiều người thắc mắc trầu bà có phải là cây vạn niên thanh không thì câu trả lời là không, dù cây này còn có tên gọi khác là cây vạn niên thanh leo. Dù hình dáng bên ngoài cây trầu bà có giống với vạn niên thanh ở bề ngoài nhưng lại là hai loại không hề giống nhau cả về giống loài lẫn cách định nghĩa. 

Loài cây này có đặc tính sinh trưởng tốt và lớn rất nhanh được mọi người thích thú lựa chọn. Ngoài ra chúng còn luôn tươi tốt nên mang ý nghĩa của sự phát triển thịnh vượng hay tài lộc cho người trồng nó. 

Trầu bà là loài rất dễ trồng, dễ chăm sóc nên nó tượng trưng cho sự thuận lợi, thịnh vượng cho gia chủ. Đặc biệt phong thủy của cây trầu bà là thể hiện sự phát triển rất lớn cho gia chủ. Tuy nhiên không phải tuổi nào, mệnh nào cũng có thể sử dụng cây này với các tầng ý nghĩa như thế đâu nhé. 

Trầu bà là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích và sử dụng
Trầu bà là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích và sử dụng

Đặc điểm của loài trầu bà bạn cần biết 

Lá trầu này hình dáng giống lá trầu thon dài dần lên trên, hình dáng lá trái tim, thỉnh thoảng có những đốm vàng trên lá. Đây là cây thân mềm có thể bò dài hoặc buông thõng bằng hệ thống rễ. Vì thế cây trầu này được đặt ở nhiều vị trí trong khi trồng rất dễ dàng. 

Bạn có thể để ở vị trí treo tường, cửa sổ, cây trầu này để bàn hay có thể thành giàn để cây thả xuống rất đẹp. Rất hiếm hoa của loài cây này có thể nhìn thấy nhưng đây là loài cây có hoa các bạn nhé. 

Cây trầu bà  bụi nhỏ, leo bám vào các thân cây gỗ gốc có bẹ ôm thân là loài cây chịu bóng bán phần hoặc hoàn toàn, có tốc độ sinh trưởng nhanh. Trầu bà ưa thích khí hậu nóng ẩm, kỵ ánh nắng và khô hạn nên nhiệt độ sinh trưởng thích hợp khoảng 17°C – 28°C. 

Vì là cây có khả năng hấp thụ rất nhiều loại khí độc và chất độc thải ra từ thiên nhiên như  khói thuốc, xăng xe, bức xạ,…nên được xếp vào loại vô địch trong khả năng hấp thụ các độc tố chính là lý do được nhiều người sử dụng trong phòng hoặc các căn nhà. 

Bạn có thể tham khảo các đặc điểm này để tìm ra cho mình một giống tốt nhất, tạo môi trường thích hợp nhất để trồng. Các lý do kể trên của cây này chưa đủ thuyết phục bạn thì nên tham khảo tác dụng của nó dưới đây sẽ giúp bạn có được thông tin để lựa chọn. 

Cây trầu bà  bụi nhỏ, leo bám vào các thân cây gỗ gốc có bẹ ôm thân
Cây trầu bà  bụi nhỏ, leo bám vào các thân cây gỗ gốc có bẹ ôm thân

Tác dụng của cây trầu bà với con người 

Cây trầu bà  thanh lọc không khí ô nhiễm, nhiều khí độc được giống cây này loại bỏ rất tốt. Nên được các nhà khoa học NASA chọn là loại cây n để trong phòng để loại bỏ độc hại trong không khí. Theo khuyến nghị thì 10m2 thì nên có 1 đến 2 cây  để làm trong lành không khí, giúp chúng ta thoải mái, thư giãn. 

Một số loại khí độc, chất độc cây có thể hút được đó chính là các khí benzene, bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,… Ngoài ra nó có khả năng hấp thụ các sóng điện từ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, loại độc có trong không khí, hỗ trợ làm sạch và trang trí bể cá cảnh. Vì loài cây này  có thể mọc rễ trong nước, rễ trầu này hấp thụ Nitrat có trong nước giúp ích cho cá cảnh phát triển khỏe mạnh.

Tất nhiên tác dụng trang trí và làm đẹp không thể bỏ qua được của loài cây này trong khi trồng. Vì chúng có tốc độ lớn nhanh, mà ít công chăm sóc, lá lại thường  xanh mượt, thân dây leo rễ bám có thể dựng khung hay hàng rào cây xanh trang trí, cây leo ban công tạo không gian sống rất tốt. 

Cây trầu bà có ý nghĩa của sự phát triển thịnh vượng, tài lộc sinh sôi, thuận lợi đối với người trồng. Dễ trồng và chăm sóc cả môi trường nước và đất nên cây tượng trưng cho mọi việc hanh thông, làm việc gì cũng dễ dàng. Tác dụng không chỉ trong phòng thủy mà còn trang trí là ưu điểm rất lớn. 

Phân loại các giống trầu bà hiện nay 

Theo phong thủy, loài cây này rất hợp với người tuổi Ngọ và những người này nên sử dụng để làm cây trong văn phòng. Người tuổi Ngọ có vận thế tốt, dễ thành công trong kinh doanh nhưng lại chi tiêu không hợp lý nên loài cây này giúp quản lý tài chính tốt hơn. 

Hiện nay trên thị trường có các giống khác nhau đang được giới thiệu và bày bán. Dưới đây là các loại giống đang phổ biến ở Việt Nam mà được nhiều người trồng. 

Giống trầu bà thanh xuân 

Cây giống này là loại cây thân leo, có kích thước lớn, mọc thành bụi và phát triển mạnh, nhân rộng rất nhanh. Đặc điểm nhận dạng là phiến lá lớn, được xẻ thành các rãnh sâu, nhiều, màu xanh thâm, mặt lá có độ bóng nhất định và được sử dụng khá nhiều ở trong các văn phòng làm việc. 

Màu sắc của cây là màu xanh đậm tán hình tròn được nhiều văn phòng sử dụng với tác dụng phong thủy. Bên cạnh đó còn làm đẹp, trang trí cho không gian trở nên ấn tượng hơn. 

Giống trầu thanh xuân này thân leo, có kích thước lớn, mọc thành bụi
Giống trầu thanh xuân này thân leo, có kích thước lớn, mọc thành bụi

Loại đế vương

Cây giống loại này được biết đến nhiều và được mọi người yêu thích vì có phiến lá dày, lớn, thuôn dài, mặt trên nhẵn bóng và có gân nổi. Vì thế nó thích hợp cho việc làm cây thanh lọc không khí tốt. 

Ngoài ra trong phong thủy thì giống này khiến người ta nghĩ đến sự quyền uy, sang trọng ngay từ cái tên của nó. Với 3 loại chính là: Trầu bà đế vương vàng, xanh và đỏ đều được sử dụng rất nhiều trên thị trường với các ý nghĩa khác nhau, phong thủy khác nhau tùy thuộc màu sắc người sử dụng. 

Giống trầu bà xanh

Loài này thường được dùng treo chậu hoặc để trên bàn học hoặc làm việc nhiều nhất. Cây có đặc điểm nhận biết là lá hình trái tim, màu xanh mướt. Phân ra 2 loại là trầu bà ta và giống thái với sự khác nhau cơ bản trong các phiến lá có thẻ phân biệt được rõ ràng hai loại này.

Giống màu vàng 

Cây màu vàng có hình dáng giống trầu bà xanh nhưng màu sắc lá và cuống lá lai màu vàng. Độ bóng của là vàng không bằng các giống màu xanh nhưng lại  mang lại ý nghĩa lớn trong phong thủy nên vẫn nhiều người sử dụng để trồng nó và tạo nên một giống cây thú vị. 

Lá cây màu đỏ 

Cây trầu bà giống đỏ hay còn gọi là trầu bà tím có lá cây dạng hình tim, thuôn dài về phía lá là đặc điểm để nhận dạng. Lá non của nó thường có màu đỏ tía, cuống lá dài thường là đỏ đậm và càng phát triển thì càng nhận diện dễ dàng vì hình lá có sự thay đổi rõ rệt. 

Lá trầu đỏ là giống g hình tim, thuôn dài về phía lá
Lá trầu đỏ là giống g hình tim, thuôn dài về phía lá

Lá cây màu hồng của giống này 

Cây giống này mà có là màu hồng là loại cây rất đẹp, được nhiều người yêu thích sử dụng. Loại màu hồng này thường được sử dụng làm điểm nhấn trong sân vườn, trang trí bàn làm việc để tiếp khách là chính vì nó tạo điểm nhấn khá tốt đối với những nơi cần được trang trí. 

Cây trầu bà cẩm thạch

Cây trầu bà cẩm thạch hay còn được gọi là trầu sữa hay cây trầu bà càng cua. Lá trầu bà cẩm thạch hình tim, màu loang lổ trên nền lá xanh nên như vệt sữa. Đây là giống được nhiều người để trong bình thủy tinh và đặt trên bàn làm việc tạo ra nét chấm phá cho bàn làm việc rất đẹp và nổi bật. 

Giống Ngọc thủy

Trầu bà ngọc thủy có đặc điểm để nhận dạng là lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, màu xanh bóng và có các vạch màu trắng hoặc vàng rải rác ở trên các phiến lá. Người dùng có thể nhận biết và phân biệt giống này với bất kỳ các giống trầu bà nào khác bởi đặc điểm này. 

Giống lá xẻ 

Cây lá xẻ hay còn gọi là giống lá rách của loài cây này có nguồn gốc cũng từ Nam Mỹ và được nhiều người địa phương gọi là cây lá rùa… Vì giống lá xẻ khá giống cây loại thanh xuân nhưng lá có phần lá xẻ to tròn hơn, các đường xẻ ít hơn, chỉ khoảng 4-5 đường cho mỗi bên phiến lá. 

Cây hoàng tam điệp liệu có độc khi sử dụng? 

Đây là giống  “vô địch hút khí độc” nên đừng quên trồng cho mình cây trầu bà để thanh lọc không khí bên trong các căn phòng và nơi làm việc. Nó có thể giúp tạo nên bầu không khí trong lành mà không hề có độc tố trong quá trình sử dụng chúng đâu các bạn nhé. 

Chỉ cần chăm sóc cây trầu bà trồng trong nhà rồi cố gắng mang chúng ta ngoài sáng để tiếp cận ánh nắng trong thời điểm thích hợp là được. Bạn cần đặt chúng ở nơi có ánh sáng tự nhiên và có tần suất tưới nước cũng giống như trồng cây ở ngoài trời để chúng có thể hấp thụ dinh dưỡng và quang hợp.

Trầu bà là loài cây có tác dụng lớn đối với con người và dù là giống nào kể trên thì cũng không có độc tố. Vì thế các bạn có thể yên tâm để sử dụng loài cây này với đa dạng các phân loại phía trên với ý nghĩa khác nhau mà không cần lo lắng dù là người lớn hay trẻ trẻ. 

Sử dụng lá trầu này không có độc và không cần lo lắng 
Sử dụng lá trầu này không có độc và không cần lo lắng

Lời kết 

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ tới bạn tất cả các thông tin về cây trầu bà từ đặc điểm, tác dụng cho tới ý nghĩa trong phong thủy của loài cây này. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ lựa chọn được cho mình những giống đẹp nhất, hợp mệnh và hợp tuổi để công việc và sức khỏe của bạn cũng như gia đình luôn phát triển tốt. 

Bài viết mới nhất