Cây trúc đào – Loài hoa đẹp nhưng vô cùng nguy hiểm

Nhiều người lựa chọn trồng cây trúc đào bởi nó không chỉ mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, tỏa mùi thơm thoang thoảng mà còn rất dễ trồng và ít tốn công chăm sóc.Tuy nhiên, bạn có biết đằng sau vẻ đẹp đó, trúc đào còn được coi là một trong những loại cây cực độc, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người.

Giới thiệu tổng quan về cây trúc đào

Trúc đào là một loại cây chủ yếu được dùng để làm cảnh trong nhà hoặc tại những nơi công cộng. Đây là loài cây có tên khoa học là Nerium oleander, theo ghi chép nghiên cứu của các nhà sinh vật học thì trên thế giới xuất hiện hơn 400 loài trúc đào khác nhau.

Cây trúc đào có những đặc điểm sinh học riêng biệt, hoa có nhiều màu khác nhau chủ yếu là các màu sắc sặc sỡ. Bên cạnh đó cũng có mùi thơm nhẹ cho nên đây là loài cây thường được lựa chọn để trồng làm cảnh, đôi khi cũng được dùng làm quà tặng. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý khi trồng trúc đào để làm cảnh.

Cây trúc đào thường được trồng để làm cảnh
Cây trúc đào thường được trồng để làm cảnh

Điểm đặc biệt của loài cây này còn nằm ở ý nghĩa của nó, mỗi màu sắc của hoa lại biểu trưng cho một ý nghĩa độc đáo. Màu trắng thể hiện sự thuần khiết và tinh khôi, tượng trưng cho người con gái dịu dàng, nhẹ nhàng trong trắng. Trúc đào vàng được nhiều người chọn làm quà tặng, biếu trong dịp lễ tết với ý nghĩa biểu tượng cho sự giàu sang, phúc lộc.

Bên cạnh những ý nghĩa sâu sắc, cây trúc đào còn được phát hiện với những tác dụng đối với công cuộc nghiên cứu và nền y học. Một số hoạt chất có trong lá cây có thể chiết xuất ra thành phần để làm thuốc trợ tim, chữa suy tim,…đây là một khám phá vô cùng có ích đóng góp trực tiếp cho sự phát triển của y học thế giới nói chung và giải pháp hữu ích với các bệnh lý tim mạch nói riêng.

Đặc điểm nên biết của hoa trúc đào

Hoa trúc đào có đặc điểm sinh thái nổi bật và đặc trưng. Trong đó có một số đặc điểm về thân, lá và hoa

Đặc điểm thân cây

Trúc đào là loài cây thuộc bộ phận cây gỗ nhỏ, mọc theo bụi với chiều cao trung bình từ 1 – 3m. Trong một số trường hợp khi trồng làm cảnh được chăm sóc đầy đủ nhiều cây có thể phát triển 4 – 5m. Thông thường khi mới trồng phần thân của trúc đào khá dẹt, sau đó dần dần trở nên tròn hơn. Phần thân và cành có màu xanh đậm, có các lông nhỏ xung quanh, khi già chuyển sang màu nâu.

Đặc điểm lá cây

Đa phần các loại trúc đào đều có phần lá mọc tập trung ở ngọn, các lá mọc đối xứng với nhau thành từng cụm (khoảng 3 – 4 lá). Lá có đặc điểm thon dài và hẹp, có phần đầu nhọn, kích thước chiều dài khoảng 7 – 10 cm còn chiều rộng khoảng 1 – 5 cm tùy thuộc vào cách chăm sóc và đặc điểm khí hậu nơi trồng. 

Lá trúc đào có màu xanh thẫm ở mặt trên và màu xanh nhạt ở mặt dưới, gân lá nổi rõ hình lông chim ở mặt dưới, nhiều gân phụ nổi lên dọc theo hai bên gân chính. Phần cuống có chiều dài khoảng 7 – 9 mm, có màu xanh khi già chuyển sang màu nâu vàng.

Lá cây trúc đào thường dài và hẹp, phần đầu khá nhọn
Lá cây trúc đào thường dài và hẹp, phần đầu khá nhọn

Đặc điểm của cụm hoa và quả

Hoa của cây trúc đào có nhiều màu sắc khác nhau, trong đó màu hồng thường được nhiều người lựa chọn để trồng nhất. Hoa có đặc điểm mọc thành các cụm, mỗi bông hoa thường gồm nhiều cánh xếp chồng lên nhau, cánh hoa khá mỏng. Nhị hoa màu vàng, khi mới chớm nở chưa nhìn thấy được phần nhị này, sau khoảng 7  – 10 ngày khi hoa đã nở rộ thì phần nhị này sẽ lộ ra.

Hoa trúc đào nở rộ và kéo dài trong khoảng hơn 10 ngày rồi tàn, mùa hoa nở nhiều nhất là mùa hè và mùa thu. Khi nở rộ nhất sẽ ngửi thấy hương thơm thoang thoảng dịu nhẹ. Bên cạnh đó, loài cây này cũng sẽ tạo ra quả, các quả trúc đào thường dài và hẹp, kích thước khoảng 5 – 10cm. Thường ra quả vào mùa đông và mùa xuân.

Tác dụng của cây hoa trúc đào

Cây trúc đào có tác dụng chính trong việc làm cảnh, chủ yếu được trồng trong nhà hoặc khu đô thị, công viên,…giúp cho bầu không khí thêm trong lành cũng như tăng thêm cảnh quan chung cho ngôi nhà hoặc nơi công cộng.

Bên cạnh tác dụng chính đó thì cây trúc đào còn có một số giá trị về mặt nghiên cứu và y học. Trong đó nổi bật nhất là sử dụng lá làm nguyên liệu để chiết xuất thành phần oleandrin – một thành phần quan trọng trong điều trị các bệnh lý tim mạch nguy hiểm. 

Người ta sẽ lấy lá trúc đào từ tự nhiên sau đó thực hiện các bước rửa sạch, phơi khô, chỉ giữ lại khoảng 15% nước trong lá. Sau đó đem toàn bộ số lá đi cắt nhỏ, ngâm với rượu theo tỉ lệ 1kg lá sử dụng 10 lít rượu, một ngày sau sẽ đem đi ép nước. Tiến hành loại bỏ tạp chất bằng dung dịch axetat 30%.

Loại bỏ tạp chất xong thì đem dung dịch cho vào bình thủy tinh và đun nóng để thu cồn. Sau đó sẽ thu được neriolin nguyên chất. Do công đoạn nghiên cứu rất phức tạp  nên cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia nghiên cứu có chuyên môn, không được tự ý làm theo để tránh những nguy cơ độc hại đối với sức khỏe.

Hoa trúc đào có độc không?

Cây trúc đào có một đặc điểm khá đặc biệt, nếu như nhiều loài cây chỉ thích hợp trồng ở một vùng khí hậu nhất định thì trúc đào có thể phát triển tốt ở cả những khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, ấm áp và cả những nơi ôn đới sương giá. Được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi nhưng ít người biết rằng đây là một loài cây vô cùng độc.

Chất độc có trong cây trúc đào khiến cho một người tử vong
Chất độc có trong cây trúc đào khiến cho một người tử vong

Đối với con người

Trong toàn bộ thân cây, lá và hoa của cây trúc đào đều có chất độc đối với sức khỏe của con người mà nếu không cẩn thận sẽ dẫn dễ dẫn tới ngộ độc thậm chí là tử vong. Đặc biệt phần nhựa của trúc bạch có chứa oleandrin là một chất độc khi chưa qua điều chế, khi chất độc này đi vào cơ thể sẽ gây ra các phản ứng khiến cơ thể khó chịu, hoa mắt, buồn nôn. Bên cạnh đó phần lá và vỏ của cây cũng chứa diosgenin – một chất độc thần kinh nguy hiểm.

Đối với động vật

Nếu động vật ăn phải loại cây này sẽ bị ngộ độc, hàm lượng lớn dẫn đến tử vong, thậm chí ngay cả người sử dụng thịt của các loài động vật bị ngộ độc bởi cây trúc đào cũng có nguy cơ bị nhiễm chất độc tương tự. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng ngay cả khi bạn không ăn hoặc dính nhựa của cây bạn vẫn có nguy cơ bị ngộ độc. 

Điển hình là việc đốt cây trúc đào sẽ tạo ra các làn khói độc, bạn vô tình hít phải chúng sẽ khiến bạn bị nôn nao, mệt mỏi. Hoặc khi trúc đào rụng lá, hoa xuống nguồn nước và bạn uống phải nguồn nước đó cũng gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính.

Cây trúc đào có thể đe dọa trực tiếp tính mạng nếu ăn phải từ 10 – 20 lá đối với một người trưởng thành và gây tử vong cho trẻ em chỉ với 1 – 2 lá. Thống kê cho thấy đã có hàng ngàn trường hợp tử vong liên quan đến trúc đào trên toàn thế giới mỗi năm. Do đó bạn cần chú ý khi trồng loại cây này và tuyệt đối để chúng tránh xa trẻ em.

Triệu chứng ngộ độc đối với hoa trúc đào

Khi bạn vô tình ăn phải lá, hoa cây trúc đào sẽ xuất hiện một số triệu chứng vô cùng rõ ràng. Điển hình là một số tình trạng thường gặp như:

  • Biểu hiện của hệ tiêu hóa: Bạn sẽ gặp các triệu chứng nôn nao, khó chịu, buồn nôn, rõ ràng hơn nữa thì có thể xuất hiện một số biểu hiện điển hình. Đó là nôn mửa, tiết nước bọt liên tục, đau quặn thắt tại vùng bụng hoặc tiêu chảy ra máu,…
  • Biểu hiệu của hệ tim mạch: Nếu lượng độc trong lá trúc bạch đi vào cơ thể, bạn sẽ có những biểu hiện liên quan đến hệ tim mạch như loạn nhịp tim, tim đập nhanh, loạn nhịp, tức ngực. Huyết áp sẽ có xu hướng tăng cao dẫn đến hoa mắt, đau đầu.
  • Biểu hiện trên da: Khi dính phải nhựa của cây trúc đào, da của con người sẽ xuất hiện một số tình trạng như viêm tấy, sưng đỏ và bỏng rát, nếu để chúng dính vào mắt có thể gây ra loét giác mạc thậm chí là mù mắt.
  • Biểu hiện bên ngoài: Ngoài ra còn có một số biểu hiện bên ngoài như da xanh tái, tay chân lạnh, cơ thể run rẩy, nếu ngộ độc với hàm lượng chất độc cao thì có thể có một số triệu chứng của tai biến mạch máu, hôn mê. 

Nôn mửa là một trong số những triệu chứng nhẹ của ngộ độc 
Nôn mửa là một trong số những triệu chứng nhẹ của ngộ độc

Xử lý ngộ độc hoa trúc đào

Có thể nói ngộ độc do cây trúc đào gây ra vô cùng nguy hiểm, nếu không sử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các cách xử lý cũng phải phụ thuộc vào mức độ, triệu chứng và nguyên nhân chính gây ra. Một vài cách xử lý ngộ độc cây trúc đào thường được mọi người áp dụng là:

  • Dùng các biện pháp giúp gây nôn, thải toàn bộ ra bên ngoài để cơ thế không hấp thụ các hợp chất chứa độc tố.
  • Đối với các trường hợp nhẹ có thể sử dụng một sóo loại thuốc giải độc, nước chè, cam thảo để hạn chế chất độc lan tỏa và hấp thu vào ruột.
  • Nếu bị dính nhựa cây vào mắt, hãy ngay lập tức rửa mạnh với vòi nước sạch để đẩy chất độc ra khỏi hốc mắt.
  • Các trường hợp bị dính vào da sau khi rửa sạch có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để ngăn ngừa tình trạng sưng, tấy.
  • Nếu trong trường hợp ngộ độc cấp tính, cần phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cấp cứu tại các cơ sở y tế để có được biện pháp điều trị và khắc phục tốt nhất.

Ngộ độc do độc chất từ trúc đào xảy ra nhanh cần cấp cứu lập tức, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế. Trong đó các biện pháp chủ yếu được các bệnh viện áp dụng là kích thích nôn, rửa ruột, nếu tình trạng nặng có thể phải lọc máu, can thiệp ngoại khoa,…

Khi xuất hiện triệu chứng nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế
Khi xuất hiện triệu chứng nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế

Kết luận 

Nếu bạn muốn một loại cây giúp cho không gian thoáng mát, dễ trồng và chăm sóc cũng như mang lại vẻ đẹp cho cảnh quan xung quanh thì cây trúc đào là một lựa chọn khá phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình trồng và chăm sóc bạn cũng cần phải chú ý đến những nguy cơ gây ngộ độc từ nó. Đặc biệt không nên để cho trẻ em lại gần loại cây này để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Bài viết mới nhất