Cây vạn tuế có ý nghĩa gì trong phong thủy? Kỹ thuật trồng 

Cây vạn tuế từ tên gọi đã thể hiện sự sang trọng, uy nghi cùng ý nghĩa phong thủy của nó rất sâu sắc. Đó là lý do nó rất phổ biến, thường được trồng ở nhiều gia đình hay các công trình, khuôn viên khác nhau. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về vạn tuế cùng các ý nghĩa của nó với con người. 

Thông tin tổng quan về cây vạn tuế 

Cây vạn tuế được biết đến với tên gọi khác chuối chịu lửa và nhiều người gọi là cây đuôi phượng. Một loại cây có nguồn gốc từ miền Nam Nhật Bản với tên khoa học là Cycas revoluta thuộc họ Cycadaceae. Giống này ưa sáng, khả năng chịu hạn tốt nên thường được trồng ở khuôn viên ngoài trời. 

Vạn tuế có thân hình trụ màu vàng nhạt, xù xì cao từ 2 – 4m và thường thì không chia nhanh. Lá của cây mọc xung quanh phía trên đỉnh, dạng hình lông chim, nhọn về phía đầu, có gai. Phiến của lá thường nhẵn, màu xanh đậm, cứng khi đâm vào tay sẽ bị thương. 

Hoa của cây mọc trên đỉnh, có lông màu hung vàng dày, giống như một ngọn hải đăng lớn trên ngọn của cây. Cây vạn tuế nở hoa dài từ 25 – 30cm, rộng từ 5cm, quả của cây có hình cầu giống quả cau cảnh. 

Loài cây này thường sinh trưởng chậm, tuổi thọ cao nên được rất nhiều người cho rằng mang ý nghĩa sâu sắc. Đó là lý do nhiều người cũng lựa chọn giống cây này để trồng và phát triển chúng. 

Cây vạn tuế được biết đến với tên gọi khác là cây chuối lửa
Cây vạn tuế được biết đến với tên gọi khác là cây chuối lửa

Cách phân biệt vạn tuế với cây thiên tuế 

Vạn tuế là cây thuộc họ Cycadaceae nên nhiều người thường không phân biệt được cây vạn tuế và cây thiên tuế là như thế nào. Bởi cùng một họ với nhau nên sẽ có một số đặc điểm bên ngoài của hai loại khá giống nhau. Nhưng thực tế thì có thể phân biệt được các giống cây này với nhau dễ dàng như dưới đây: 

Điểm giống nhau 

Cả cây vạn tuế và thiên tuế cùng họ Cycadaceae, chi tiết lá có đuôi phượng. Đều là loại cây trường thọ lâu năm vì có tốc độ sinh trưởng khá chậm. Bên cạnh đó là có khả năng chịu hạn hán tốt, lá cây thường mọc trên đỉnh cây. 

Điểm khác nhau 

Tuy nhiên hai loại cây này có những đặc điểm riêng biệt về hình thái và màu sắc mà các bạn dễ dàng phân biệt. Cụ thể được phân định như sau mà bạn có thể tham khảo: 

  • Cây vạn tuế: Thân cây thường trơn, giống như cây cau, không có gai nhọn, có màu vàng nhạt. Phần gốc cây thường phình ra to và thu nhỏ lại dần ở ngọn nên tưởng tượng như quả hồ lô hoặc quả bầu. Về lá cây thì mỏng và mềm, đâm thẳng, mọc xưa ở cuống lá và đâm thẳng lên trời. Khả năng sinh sản bằng quả, khi quả lớn và rụng thì người ta sẽ sử dụng quả cho gieo trồng.
  • Cây thiên tuế: Thân cây thiên tuế lại có nhiều mắt gai nhọn, màu vàng nhạt, to đều từ gốc đến ngọn. Lá cây có hình kim, màu xanh nhẵn, mọc dày trên cuống là đặc điểm dễ nhận thấy nhất. 

Đối với người không chuyên thoạt nhìn hình dáng của 2 loại cây này khá giống nhau nên sẽ khó để phân biệt. Những ai chuyên chơi hoặc bán cây cảnh sẽ nhận thấy những điểm khác nhau dễ dàng của 2 giống cây. 

Vạn tuế khác với thiên tuế ở một vài đặc điểm dễ thấy 
Vạn tuế khác với thiên tuế ở một vài đặc điểm dễ thấy

Ý nghĩa của cây vạn tuế ở mặt phong thủy 

Không chỉ là cây cảnh trong khi trồng mà vạn tuế còn mang ý nghĩa phong thủy rất lớn có thể bạn không biết. Về mặt này vạn tuế sở hữu dáng đứng uy nghi cùng với sức sống mãnh liệt biểu tượng cho sự kiên trì, sự bất khuất, luôn cố gắng vươn lên để đạt được thành quả của cuộc sống. 

Cây vạn tuế còn là một biểu tượng cho sự trường thọ và vĩnh hằng của con người. Vì thế mà nhiều người đã sử dụng làm quà cho người thân, đặc biệt là người già với mong muốn về sự trường thọ, bách niên giai lão.

Ngoài ra, tên gọi của cây “vạn tuế” còn thể hiện sự sang trọng, mang yếu tố âm dương và xua đuổi tà ma và những điềm không tốt trong ngôi nhà. Đó là lý do mà nhiều gia chủ đã mong muốn cuộc sống bình an, tài lộc, thăng tiến với loại cây này. 

Đặc biệt là cây vạn tuế lại không kỵ với bất kỳ cung hay tuổi nào trong ngũ hành âm dương nên ai cũng có thể trồng và sử dụng nó đem đến may mắn. Một cây trồng có tính trang trí cao, khá lành tính và nên được trồng với nhiều người khác nhau, nhiều độ tuổi. 

Cây vạn tuế không kỵ với bất kỳ tuổi nào trong phong thủy 
Cây vạn tuế không kỵ với bất kỳ tuổi nào trong phong thủy

Có độc ở cây vạn tuế khi sử dụng không? 

Trên tờ National Tropical Botanical Garden đưa ra lời cảnh báo, cây vạn tuế có độc và , mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá của chúng rồi ăn. Vì họ giải thích rằng thân cây có chứa các hợp chất alkaloids có thể gây ung thư, acid amin là nguyên nhân làm rối loạn thần kinh và gây ngộ độc. 

Bên cạnh đó nếu dùng hạt của vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao nên các nhà khoa học khuyến cáo, không nên tiếp xúc thường xuyên với cây hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín. 

Chúng là cây có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người nếu tiếp xúc thời gian dài. Vì thế nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, nếu vô tình chạm vào cây có thể để lại hậu quả rất lớn. 

Nhưng trong đông y, hạt, lá, nón, rễ của cây lại có thể làm thuốc với tác dụng thu liễm chỉ huyết, giải độc chỉ thống. Hoa của cây này còn tác dụng lý khí chỉ thống, ích thận cố tinh rất tốt cùng hạt mang tới khả năng bình can, giáng huyết áp 

Trong đó, lá được dùng để chữa các chứng xuất huyết và viêm loét dạ dày tá tràng, huyết áp cao, đau dây thần kinh,…Trong đông y thì chính là những điều và những bài thuốc chưa được nghiên cứu nên việc sử dụng các bạn cần phải hết sức lưu ý quá trình này và cần được chỉ định rồi mới sử dụng nhé để đảm bảo an toàn cho bản thân. 

Vạn tuế có độc ở một vài trường hợp nhưng thường khá tốt
Vạn tuế có độc ở một vài trường hợp nhưng thường khá tốt

Cách trồng và nhân giống vạn tuế tốt nhất 

Cây vạn tuế như đã nói là một giống cây chịu hạn tốt, không cần chăm sóc nhiều vẫn có thể sinh trưởng và phát triển mạnh. Vì thế các bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây để tìm ra các biện pháp, phương pháp trồng và chăm sóc cây đơn giản, giúp cây sinh trưởng tốt nhất. 

Là một loại cây cảnh phát triển lâu năm, có tốc độ tăng trưởng chậm nên trong quá trình trồng bạn cũng không cần lo lắng về dinh dưỡng cho cây. Mà chỉ cần bón một lượng NPK hòa với nước đủ cho lá xanh mượt là có thể giúp cây phát triển tốt. 

Biện pháp để nhân giống vạn tuế 

Cây vạn tuế thường trồng nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng nhiều người vẫn sử dụng nhất là gieo hạt và giâm củ. Và nếu bạn chưa biết cách nhân giống cây này hãy tham khảo kỹ thuật nhân giống dưới đây: 

  • Nhân giống thông qua hạt được gieo 

Do cây vạn tuế có hoa đực và hoa cái nên các bạn muốn chọn giống thì nên mua từ cửa hàng luôn. Trước khi gieo hạt thì nên ngâm trong nước ấm khoảng 50 độ C trong 12 giờ rồi đổ ra cho ráo nước.

Sau đó thì pha 0,1% FeSO4 và KH2PO4 rồi mang đi ủ hạt này trong nửa ngày. Sau đó khi hạt bắt đầu nảy mầm thì đem gieo ở luống cát hoặc mùn sẽ thấy kết quả sau khoảng từ 3 – 4 tháng sẽ nảy mầm. Lúc này bạn nên chăm sóc cây đợi cây lớn khoảng 10 – 30cm thì mới đánh chúng ra chậu.

  • Nhân giống qua phương pháp giâm củ 

Nhân giống bằng hạt mặc dù phổ biến nhưng tốn thời gian hơn phương pháp giâm củ này nhanh, đơn giản hơn. Cây vạn tuế trưởng thành khi cắt bỏ có thể sử dụng đoạn thân của chúng cưa thành từng miếng nhỏ dài 10 -20cm rồi cạo bỏ phần tủy, dùng Benlat 0,4% để làm khô và IBA ngâm chúng trong 2 tiếng. 

Sau đó giâm vào đất cát hoặc đất thịt chua khoảng 4 tháng chúng sẽ bắt đầu mọc rễ, mỗi miếng củ có thể mọc nhiều cây con và sau 2 năm giống sẽ mọc lá. Khi đã có lá thì bạn đem đi trồng vào chậu nhưng lưu ý khi mang đi thì không bị mất rễ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển sau này. 

Nhân giống vạn tuế bằng giâm củ thường được dùng nhất 
Nhân giống vạn tuế bằng giâm củ thường được dùng nhất

Kỹ thuật trồng và chăm sóc vạn tuế 

Cây vạn tuế giống sau khi đã được nhân phát triển có lá thì sẽ tiến hành đem đi trồng và các bạn nên chọn đất có thành phần cơ giới hơi nặng, hoặc những loại đất chứa dinh dưỡng nhiều để đỡ phải chăm sóc chúng quá nhiều. 

Nên trồng vào khoảng vụ xuân (tháng 3 – tháng 4) hoặc vụ thu (tháng 8 – tháng 9) thời tiết mát mẻ, không quá nóng là được. Đó là thời tiết thích hợp cho rễ cây mọc và phát triển. 

Chậu để trồng cây vạn tuế là những chậu kích thước vừa. Và sau 2 -3 năm có thể thay chậu khi cây đã có khả năng phát triển và sức chống chịu tốt hơn. Cùng với đó là cách trồng thì bạn nên bỏ bầu ra để trồng cây vào trong chậu. Lưu ý không nên để đất quá nông hoặc quá sâu, sau khi trồng thì nén nhẹ đất là được. 

Khi mới trồng nên thường xuyên tưới nước giúp rễ cây nhanh chóng bám vào đất hơn bình thường. Vì thế nên tưới từ 2 – 3 ngày/ lần trong khoảng 1 tháng như thế là được. Nếu khi cây phát triển bình thường thì bạn có thể hạn chế việc tưới nước trong tháng chỉ 3 lần. 

Cây vạn tuế là giống ưa sáng như đã nói nên khi trồng nên lưu ý cắt bỏ những tán lá cây hoặc không để cây ở dưới những cây to khác. Mặc dù không yêu cầu quá cao về môi trường hay chăm sóc nhưng vạn tuế vẫn sẽ bị tấn công bởi các loại sâu bệnh mà bạn cần lưu ý. 

Kết luận 

Cây vạn tuế là một giống cây trồng trang trí và ý nghĩa lớn về mặt phong thủy đã được nhiều người biết đến qua bài viết kể trên. Hy vọng rằng với các chia sẻ của chúng tôi thì có thể giúp bạn tìm ra được một loại cây phù hợp trong ngôi nhà của mình để mang về tài lộc, sự trường thợ và nhiều điểm may mắn khác.

Bài viết mới nhất