Chồn hôi – loài động vật có mùi hương của cơ thể “nồng say”

Chồn hôi hay lửng hôi – loài động vật được nhiều người biết đến nhờ cái tên khá bốc mùi. Câu chuyện con chồn có khả năng giải tán đám đông liệu có phải là sự thật, có phải mọi loài chồn đều mang mùi hôi?

Nguồn gốc và tính cách của loài chồn hôi

Chồn hôi – loài động vật của một họ loài động vật có vú với đặc trưng chủ yếu là có tuyến mùi hương cơ thể. Chúng được nhiều người biết đến là loài động vật với khả năng độc nhất vô nhị, sử dụng mùi hôi để đánh đuổi các động vật đe dọa chúng. 

Loài chồn hôi có từ đâu

Trước những năm thế kỷ XX, loài chồn đôi khi được con người chọn làm thú cưng và bấy giờ chính phủ một số nơi vẫn cho phép điều này. Chồn là loài vật được biết đến là một loài vật khá nhanh nhạy và thông minh, đôi khi lại mang bản tính mua vui, với điều này đã ghi dấu ấn tốt cho nhiều người.

Tuy nhiên, chồn hôi hoang dã mang nhiều mầm bệnh đặc biệt là bệnh dại, chồn nuôi đôi khi lại cắn người như là một biện pháp phòng thủ tự nhiên khi bị đe doạ. Với nhiều người mới nuôi chồn lại có những câu hỏi, chồn ăn gì?

Loài chồn từng được luật pháp của các nước cho phép nuôi nhốt
Loài chồn từng được luật pháp của các nước cho phép nuôi nhốt

Tập tính của loài chồn hôi

Chồn hôi là loài động vật được đánh giá là có tính cách hung hăng. Bạn để ý rằng khi chung giậm chân trước và gầm gừ là chúng đang cảnh báo chúng đang rất giận dữ. Nếu chúng ta tiếp tục hăm dọa thì chúng sẽ xịt tuyến mùi hôi từ cơ thể chúng rất khó chịu.

Chúng có thể xịt chất lỏng ấy xa tận 6m và trong phạm vi 3,7m chúng sẽ xịt chính xác đối thủ. Chất lỏng nặng mùi ấy là một vũ khí phòng vệ đặc biệt của loài chồn, khi trúng đối thủ có thể ngưng thở và không nhìn thấy gì trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên chúng sẽ không bao giờ dùng chất lỏng này để chống lại những kẻ địch cùng loại mà chỉ chống lại những kẻ địch khác loài. Loài chồn cũng khá nguy hiểm vì khả năng chúng mang mầm bệnh là rất cao, chúng ta có thể bị nhiễm bệnh khi chúng cắn đặc biệt là bệnh dại.

Loài chồn hôi khá là hung hăng đối với người lạ
Loài chồn hôi khá là hung hăng đối với người lạ

Đặc điểm ngoại hình bên ngoài của chồn hôi

Chồn hôi thông thường nếu những ai không biết thì sẽ nhầm lẫn với các động vật hoang dã khác. Tuy nhiên mỗi động vật đều có đặc điểm nhận dạng vẻ bề ngoài của chúng. Nếu chúng nắm được đặc điểm ngoại hình cơ bản thì có thể dễ dàng nhận dạng trong lần gặp đầu tiên.

Tuỳ vào từng loài mà loài chồn sẽ có kích thước cơ thể khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có điểm chung là có phần thân dài vừa phải, đôi chân ngắn khoẻ cùng bộ vuốt dài để việc đào bới tìm con mồi suôn sẻ hơn.

Với màu lông phổ biến là đen và trắng, đôi khi lại xuất hiện những cá thể có màu nâu và xám. Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành chồn hôi đã mang trong mình những sọc kẻ trắng dọc theo phần lưng.

Thân hình của chồn được đánh giá là khá chắc khỏe. Các bộ phận như đầu, tai, chân được đánh giá là khá nhỏ so với cơ thể. Bộ lông dài và 2 sọc chạy dài trên lưng là đặc điểm nhận dạng của loài chồn.

Tập tính sinh sản của loài lửng hôi

Thông thường chồn hôi sẽ chọn khoảng thời gian đầu xuân là thời gian thích hợp để giao phối. Trong thời gian giao phối này một con chồn đực sẽ giao phối với những con chồn cái khác nhau.

Vào khoảng tháng 5, những con chồn cái sẽ đào cho mình một cái hang để sau này làm nơi trú ngụ cho đàn con của mình. Thời gian kể từ lúc mang thai đến khi sinh nở của một con chồn cái là khoảng 66 ngày.

Ngay khi được sinh ra các con chồn hôi non sẽ rất yếu và bị mù điếc tạm thời bởi cơ thể bao phủ bởi lớp lông mềm, thời gian mù điếc này sẽ kéo dài khoảng 3 tuần và chồn mẹ là người bảo vệ các con ra khỏi những nguy hiểm rình rập.

Chồn hôi thông thường mang thai kéo dài khoảng ba tháng
Chồn hôi thông thường mang thai kéo dài khoảng ba tháng

Lửng hôi ăn gì để tồn tại và phát triển?

Chồn vốn dĩ là loài có tập tính kiếm ăn về ban đêm, khi mà hầu hết các loài động vật khác đã ngủ thì lúc này chồn mới ra hoạt động. Khứu giác và thính giác phát triển là hai công cụ hữu hiệu của chồn hôi dùng để bắt con mồi trong đêm khuya.

Do thị lực của chồn kém nên việc kiếm ăn phải dựa vào chiếc mũi nhạy bén của mình để có thể theo dõi các con mồi nặng mùi. Ngoài ra chúng còn sử dụng đôi tai thính của mình để phát hiện được những con mồi nhỏ đang nấp sâu trong tổ.

Chồn hôi còn sở hữu riêng cho mình một cánh tay có móng vuốt khoẻ mạnh mà chúng dùng để tìm côn trùng và đào hang. Trong vài trường hợp chồn có thể chạy nhanh với vận tốc 10 dặm trên một giờ, mặc dù vậy chúng ít khi sử dụng tốc độ để bắt con mồi, đa số là chúng dùng mưu kế và bóng đêm bắt con mồi trong sự không hay biết.

Vào mùa hè chồn hôi ăn gì?

Vào những tháng mùa hè với dồi dào lượng thức ăn, lúc này chồn hôi sẽ cố gắng ăn nhiều nhất có thể để tích lũy chất béo cho mùa đông. Thức ăn giàu calo và chất béo là nguồn lương thực mà chồn ưu tiên.

Thức ăn mà chồn hôi ưa thích lúc này bao gồm các loại động vật có nhiều mỡ, chuột nhắt, sóc… Đôi lúc chúng cũng nhắm mục tiêu sang các loài chim nhỏ, thằn lằn, ếch và trứng của chúng. Côn trùng cũng đóng góp 1 phần không nhỏ trong khẩu phần ngày hè của loài chồn.

Chồn hôi cũng như gấu chúng cũng thích mật ong, chúng sẽ tấn công các tổ ong để lấy mật nếu có nhu cầu. Bộ lông dày của chúng sẽ giúp chúng khỏi những vết đốt từ những con ong. Thậm chí chúng cũng không ngần ngại tấn công cả tổ ong bắp cày để ăn những con ong trưởng thành và nhộng ấu trùng. Ngoài những nguồn protein từ động vật chúng cũng bổ sung từ những loại hạt, trái cây.

Vào mùa hè loài chồn hôi thường ăn nhiều thức ăn dự trữ mùa đông
Vào mùa hè loài chồn hôi thường ăn nhiều thức ăn dự trữ mùa đông

Vào mùa đông chồn hôi ăn gì?

Vào mùa đông chúng sẽ ít hoạt động hơn để tiết kiệm năng lượng. Đôi khi vào ban đêm chúng sẽ ra ngoài kiếm thức ăn và sẽ ăn bất cứ thứ gì chúng ăn được bởi lượng thức ăn khan hiếm. Với những con sống gần với xã hội con người sẽ chọn phương án lục rác để tìm thức ăn.

Khẩu phần ăn mùa đông cũng sẽ tương tự như mùa hè nhưng có phần khan hiếm nguồn thức ăn hơn. Chồn hôi sẽ chọn các loại trái cây dại như việt quất, nho dại… Các loại hạt như óc chó. hồ đào cũng không nằm ngoài tầm ngắm của loài chồn.

Nuôi thú cưng là chồn hôi nên cho ăn gì?

Ở môi trường hoang dã chúng có nhiều nguồn thức ăn để lựa chọn. Những bản năng này vẫn sẽ tồn tại khi chúng được nuôi trong môi trường con người. Những con chồn được nuôi nhốt sẽ ăn tất cả những gì bạn đặt trước mặt chúng, thậm chí là rác. Việc này thể hiện chồn nuôi không hề kén ăn.

Chồn hôi thích ăn những thức ăn có nhiều chất béo vì tập tính tích trữ năng lượng đã là bản  năng của chúng. Nhưng chồn cũng giống chúng ta vậy, nếu không ăn một khẩu phần ăn hợp lý sẽ gây nên bệnh béo phì và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.

Khi lựa chọn thức ăn cho chồn nuôi thì nên chọn những loại thức ăn có ít đường như các quả mọng. Tuy nhiên nếu chúng ta chỉ cho chúng ăn một lượng ít thức ăn có đường thì sẽ không có ảnh hưởng gì đáng kể. Cuối cùng bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn của chồn bằng những thực phẩm chứa chất xơ như rau củ, lưu ý nên bỏ rau diếp cá và măng tây.

Thức ăn của chồn con

Đa số những con chồn con vừa sinh ra sẽ vào thời gian từ cuối mùa xuân cho đến đầu mùa hè, tức khoảng từ tháng 4 cho đến tháng 6. Theo bản năng chồn cái sẽ mang thai và tìm một cái hang không có chồn đực và dưỡng thai từ 60-75 ngày. 

Trong 6 tuần đầu đời của chồn con, chúng dựa hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng của sữa mẹ. Sau khoảng thời gian 2 tháng chúng sẽ cai sữa và bắt đầu rời hang để có một cuộc hành trình tự lập.

Trong các môi trường hoang dã chồn con sẽ có nhiều sự lựa chọn thức ăn khác nhau, bất cứ thứ gì mà chúng ăn được. Thông thường chúng sẽ ăn trái cây, rau, củ, các loại ngũ cốc. Đồng thời các loại động vật có vú nhỏ, trứng và côn trùng cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho chúng.

Nếu bạn đang nuôi một bé chồn con thì cần nên có một chế độ ăn đặc biệt, chúng sẽ không chấp nhận ăn chung thức ăn với động vật khác như chó mèo. Trên các nghiên cứu thực tế chỉ ra rằng việc cho chồn hôi con ăn thức ăn chế biến sẵn sẽ gây nên các nguy cơ về hô hấp và đường ruột.

Khoảng 6 tuần tuổi, người nuôi có thể bắt đầu cho chồn ăn một lượng ít ngũ cốc đã qua chế biến theo công thức riêng biệt, bạn cũng nên kết hợp với một lượng rau nhỏ trong giai đoạn này.

Tuyệt chiêu phòng vệ của chồn hôi

Với tuyến mùi hôi ở gần hậu môn, một con chồn có thể bắn thẳng vào mặt đối thủ trong phạm vi 3,7 m. Trước khi tấn công đa số chúng sẽ gầm gừ như là một thông điệp cảnh báo.

Một vài cá thể chồn hôi được ghi nhận là hay trồng cây cuối trong lúc tấn công để có thể bắn được nhiều mùi hôi hơn. Trong các trường hợp sau khi đã cảnh báo mà vẫn cố chấp chồn sẽ tấn công thẳng vào mặt đối phương và bỏ chạy. Mùi hôi sẽ lưu lại trên cơ thể nạn nhân ít nhất là vài ngày hoặc có thể dài hơn.

Loài chồn dùng tuyến mồ hôi ở hậu môn để phòng vệ
Loài chồn dùng tuyến mồ hôi ở hậu môn để phòng vệ

Kết luận

Chồn hôi là loài động vật có khá nhiều vấn đề thú vị mà chúng ta có thể bàn tới. Nếu bạn có ý định nuôi một con chồn hôi để làm thú cưng thì nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định, bởi loại động vật nặng mùi không phải ai cũng sẽ thích hợp để có thể nuôi dưỡng chúng. 

Bài viết mới nhất