Cu li – Loài động vật quý hiếm cần bảo tồn trên thế giới

Cu li hiện nay đang xuất hiện trong sách đỏ là một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ đây là loài động vật như thế nào, sống ở đâu và tại sao chúng lại được đưa vào danh sách động vật quý hiếm cần được bảo tồn trên thế giới?

Nguồn gốc xuất xứ cu li

Cu li còn có tên gọi khác là con cù lần, thuộc họ Lorisidae. Ban đầu chúng được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á và các vùng giáp biên giới dải dác từ Bangladesh, sau đó người ta phát hiện thêm cá thể khác loài tồn tại ở khu vực Châu Phi và các khu vực xung quanh.

Nguồn gốc xuất xứ của Cu li hiện nay vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng nghiên cứu sinh vật học, có một bộ phận cho rằng Cu li xuất hiện lần đầu tiên ở khu vực Châu Á cụ thể là ở Đông Nam Á và Đông Á. Tuy nhiên có không ít nhà khoa học khẳng định loài động vật này có nguồn gốc từ Châu Phi và sau đó xuất hiện ở nước khu vực Châu Á.

Cu li có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu từ Châu Á
Cu li có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu từ Châu Á

Các loài Cu li khác nhau sẽ có đặc điểm sinh học, phương thức sống khác nhau. Tại Việt Nam có sự xuất hiện của các loài Cu li nhỏ lùn (Cu li lùn) ở một số khu rừng ở miền Bắc và miền Nam. Chúng được biết đến là một trong số những loài linh trưởng đặc biệt thuộc phân họ Cu li, ngoài xuất hiện tại Việt Nam thì chúng cũng được bắt gặp tại Campuchia và Lào.

Cho đến hiện nay các nhà khoa học chưa thể xác định chính xác quá trình hình thành và lịch sử tiến hóa của loài động vật này một cách chắc chắn. Nguyên nhân là do hồ sơ hóa thạch của chúng loang lổ cũng như các nghiên cứu về thời gian, niên đại tồn tại của chúng không hề nhất quán.

Đặc điểm nhận dạng con Cu li

Tên khoa học của Cu li là Lorinae trong đó có 9 chi và hơn 25 loài. Họ này bao gồm Cu li Châu Á, galagos và pottos của Châu Phi. Hiện nay có 3 loài được nhắc đến rộng rãi nhất bao gồm Cu li lùn, Cu li chậm và Cu li mảnh mai. Mỗi loài lại mang những đặc điểm riêng biệt nên rất dễ để nhận ra. 

Cu li được coi như một loại động vật khá đặc biệt, chúng có những đặc điểm nhận dạng tương đối đặc trưng, dễ dàng có thể phân biệt với các loài vật khác. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, đặc điểm nhận dạng của nó có quan hệ mật thiết với môi trường sinh sống và nguồn gốc hình thành.

Phần đầu

Phần đầu của Cu li có đặc điểm tròn, mõm hẹp, mắt to. Đặc biệt tùy thuộc vào từng loại khác nhau mà mắt chúng sẽ có những màu sắc riêng biệt. Đôi tai của loài vật này khá nhỏ và lấp sau lớp lông dày có màu nâu xen kẽ trắng. Người ta hầu như không thể nhìn thấy tai của chúng nếu không vạch hẳn lớp lông của chúng lên. Nếu nhìn từ ngoài vào đây có thể coi là một loài động vật khá dễ thương và ngoan ngoãn.

Với vẻ ngoài cực dễ thương mà loài động vật này xuất hiện khá nhiều trong những bộ phim hoạt hình nổi tiếng, đây cũng là con thú được rất nhiều em nhỏ yêu thích. Đặc biệt chúng cũng khá ngoan ngoãn dù trên thực tế loài vật này có độc, và nếu bị cắn có thể bạn sẽ bị nhiễm độc, sức khỏe bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Nhưng không thể phủ nhận vẻ ngoài của con này nhìn chung khá dễ thương. 

Cu li có đặc điểm nhận dạng như mắt to, đầu nhỏ, mõm hẹp 
Cu li có đặc điểm nhận dạng như mắt to, đầu nhỏ, mõm hẹp

Phần thân

Các chi của Cu li có chiều dài tương đối bằng nhau, thân dài và tương đối linh hoạt. Ở một số loài, bạn sẽ nhìn thấy chúng có một cái đuôi rất ngắn, còn một số khác thì không hề có. Loài động vật này cũng có ngón tay và ngón chân khá nhỏ giúp chúng xoắn, kéo hoặc đánh đu sang những cành cây xung quanh, bên cạnh đó người ta còn ví những bàn tay của chúng giống như những gọng kìm có khả năng duy trì độ bám trong thời gian dài mà không sợ bị mỏi.

Đặc điểm về nơi ở

Thông thường Cu li sẽ sống trên cây, đặc biệt là các cây tre nứa, bụi rầm hoặc các gố cây cổ thụ, nương rẫy. Ban ngày chúng sẽ ngủ trên các cành cây, hoặc các ngọn cao, khi ngủ chúng thường có đặc điểm là cuộn tròn người lại và phần đầu được gối dưới cánh tay. Đây cũng là loài động vật sống về đêm và chúng thường thức dậy kiếm đồ ăn vào những buổi tối muộn.

Đặc điểm sinh sống

Được biết đến với đặc điểm là một loại động vật có tốc độ di chuyển cực chậm, các động tác của chân và tay Cu li thường di chuyển theo chiều lên xuống. Đối với các trường hợp đặc biệt như bị đe dọa bởi các tác nhân bên ngoài thì chúng lại có thể di chuyển khá nhanh nhẹn hoặc cũng có thể ngừng di chuyển và đứng yên bất động một chỗ. Tuy nhiên chúng sẽ không nhảy giống một số loại động vật khác. Đây là đối tượng của một số loài động vật như rắn, đại bàng, diều hâu, gấu chó,…

Thời gian sinh sản, tuổi thọ của con cu li

Theo các báo cáo khoa học, Cu li là động vật sống theo bầy đàn, gồm các nhóm gia đình nhỏ, chúng đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu, ngủ nhiều vào ban ngày. Chúng sinh sản theo mùa, thông thường sinh sản sau 12 – 18 tháng một lần và thường đẻ một con duy nhất. Mỗi năm chúng sẽ sinh sản 2 lần, giao phối  ở những cành cây, nếu không phải môi trường thích hợp thì chúng sẽ không sinh sản. 

Cu li sẽ mang thai trong khoảng thời gian từ 5 – 6 tháng rồi sinh. Trong ba tháng đầu sau sinh, các con mẹ mang theo con bên cạnh mình, đến khi con trưởng thành và có thể tự lập. Thông thường chúng đạt đến độ tuổi trưởng thành về mặt sinh dục vào khoảng 20 tháng và sẽ phải tự đi tìm thức ăn. Chế độ ăn uống của chúng chủ yếu trái cây, nhưng cũng bao gồm côn trùng, ốc sên và động vật có xương sống nhỏ.

Một năm loài này thường sinh sản hai lần, mỗi lần một con 
Một năm loài này thường sinh sản hai lần, mỗi lần một con

Khi sống ở điều kiện tự nhiên, Cu li có thể sống từ 15 đến 18 năm, có một số loài tuổi thọ có thể lên tới 20 năm. Trong điều kiện được nuôi tại các khu bảo tồn thì tuổi thọ của chúng có thể ngắn hơn chỉ khoảng từ 7 – 10 năm. 

Cá biệt ghi nhận một số loài khi được nuôi trong khu bảo tồn có thể sống đến 15,5 năm. Tuy nhiên, loài động vật này đang có nguy cơ tuyệt chủng theo Sách đỏ của IUCN do nhu cầu ngày càng tăng trong việc buôn bán vật nuôi ngoại lai và y học cổ truyền.

Tình trạng các cá thể cu li hiện nay thế nào?

Cu li là một trong số những loài động vật được liệt kê vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng cao và cần được bảo vệ. Hiện nay trên thế giới đã có các trung tâm bảo tồn động vật quý hiếm, chúng cũng được đưa vào đây. Ở các khu bảo tồn chúng được tăng cường các biện pháp bảo vệ và chăm sóc để đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối.

Còn đối với các cá thể Cu li còn trong tự nhiên hiện nay rất hiếm và thường xuyên gặp phải các nguy cơ bị săn trộm. Giải thích cho nguyên nhân của việc các cá thể ngày càng trở nên quý hiếm và đứng trên bờ vực tuyệt chủng có thể kể đến những lý do chủ yếu như:

Mất đi môi trường sống tự nhiên do nạn chặt phá rừng và khai thác gỗ bất hợp pháp. Cu li sống chủ yếu ở các cành cây, ngọn cây tại các khu rừng, do đó hoạt động khai thác rừng bất hợp pháp đã khiến cho môi trường sống và các nguồn thức ăn của chúng bị mất đi. Chưa kể đến những vụ cháy rừng tự nhiên đã khiến cho không ít cá thể bị chết.

Nạn buôn bán động vật quý hiếm diễn ra ngày càng phổ biến. Nhiều người có xu hướng muốn mua các loài động vật quý hiếm về nuôi hoặc sưu tầm với mức giá rất cao từ đó tạo nên vấn nạn săn bắt trộm để buôn bán lấy lời. Cu li cũng là một trong số những loại động vật bị bắt và đem đi buôn bán nhiều nhất trong những năm gần đây.

Chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt trái phép 
Chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt trái phép

Con cu li có nọc độc không?

Nếu ở trạng thái tự nhiên nhìn những con Cu li có thể rất đáng yêu và tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất loài động vật này lại có nọc độc vô cùng nguy hại. Tùy các loại khác nhau mà nọc độc của chúng có mức độ nguy hiểm từ nhẹ đến cực độc. Thông thường các con chậm là loài có nọc độc nguy hiểm trong số tất cả các loài được nhắc tới.

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu khoa học để xác định nọc độc của chúng nằm ở đâu cũng như cách chúng sử dụng nó. Trong đó các nhà sinh vật học đã được ra được kết luận rằng các vết cắn chứa nọc độc của Cu li xuất phát từ các tuyến bên dưới nách tiết ra dầu độc. Khi chúng liếm các tuyến đó, nước bọt của chúng kết hợp với dầu tạo ra các nọc độc nguy hiểm.

Việc tiết ra các loại nọc độc giúp chúng tự bảo vệ mình trước những loài động vật săn mồi, ký sinh trùng và các trường hợp nguy hiểm khác. Một vết cắn của chúng  thường khá sâu và mạnh có thể xuyên qua xương, thậm chí nguy hiểm hơn là khiến cho phần da và thịt của nạn nhân bị thối rữa, nhiễm trùng nghiêm trọng.

Ở một số nơi, để tránh nguy cơ bị nọc độc của Cu li làm nguy hiểm người ta đã bẻ hết các răng của chúng. Tuy nhiên đây bị đánh giá là hành động vô nhân đạo, ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống của loài động vật này.

Cắt răng bị coi là hành động vô nhân đạo trên thế giới 
Cắt răng bị coi là hành động vô nhân đạo trên thế giới

Kết luận

Không chỉ là loài động vật vô cùng đặc biệt với các đặc điểm sinh học đặc trưng, con Cu li còn có nhiều tác dụng đối với nghiên cứu và y học. Tuy nhiên tình trạng săn bắt trái phép hiện nay đã đẩy chúng đến nguy cơ tuyệt chủng. Do đó các tổ chức bảo vệ động vật đã kêu gọi người dân chung tay ngăn chặn nạn buôn bán và sử dụng loài động vật này nhằm góp phần bảo tồn những cá thể còn sót lại trên thế giới.

Bài viết mới nhất