Đỗ quyên – Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Đỗ quyên có nguồn gốc từ các quốc gia ôn đới, ở Việt Nam chủ yếu xuất hiện ở vùng núi phía Bắc. Hoa chủ yếu mọc tự nhiên, tuy nhiên với các ứng dụng của nó trong đời sống như chữa bệnh, trang trí nhà cửa…nên hoa được nhiều nhà vườn lai tạo và trồng rộng rãi.

Giới thiệu về hoa đỗ quyên

Đỗ quyên hay hồng quyên, sơn trà, tử quyên chính là quốc hoa xinh đẹp của đất nước Nepal. Là loài hoa của vùng đất ôn đới nên cây thích hợp với thời tiết mát mẻ. Tên khoa học của nó là Rhododendron simsii thuộc họ Thạch Nam còn tên tiếng Anh là Azalea. 

Phụ thuộc vào màu sắc của hoa mà nó có các tên gọi khác rất đặc biệt khác nhau.  Hoa có màu sắc rực rỡ, nét đẹp thanh thoát nhẹ nhàng. Ngày nay ở một số quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Mỹ…hằng năm vẫn tổ chức lễ hội hoa đỗ quyên, thu hút nhiều khách du lịch.

Đỗ quyên mang ý nghĩa đặc biệt gì?

Đỗ quyên tượng trưng cho sự ôn hòa, dịu dàng và đó là lý do nó được chọn là biểu tượng và quốc hoa của Nepal. Loài hoa này còn mang nhiều ý nghĩa cả về phong thủy và đời sống tinh thần.

Đỗ quyên mang ý nghĩa đặc biệt gì?
Hoa đỗ quyên màu hồng

Ý nghĩa phong thủy

Hoa được lựa chọn để trang trí trong nhà. Hoa có thể để ở phòng khách, ban công, phòng ăn hoặc bàn làm việc… giúp đem lại sinh khí, bình an và tài lộc cho gia đình.

Mỗi dịp tết đến xuân về, đỗ quyên càng được “săn lùng” nhiều hơn. Với mong cầu một năm mới an yên, sung túc và gia đình đón nhận được thật nhiều may mắn, thành công.

Ý nghĩa trong đời sống

Ở các quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam, loài hoa này tượng trưng cho người phụ nữ xinh đẹp với tính cách nhẹ nhàng, ôn hòa. Ở Trung Quốc lại coi đây là loài hoa của sự son sắt, thủy chung đại diện cho tình cảm vợ chồng bền lâu, gắn bó.

Khi ai đó tặng bạn một bó hoa đỗ quyên, tức là họ đang muốn nhắn gửi với bạn rằng đừng quên chăm sóc cho bản thân và gia đình. Nhưng nếu hoa được đặt trong hộp màu đen hoặc trồng trong chậu màu đen họ đang muốn gửi lời đe dọa đến bạn, hãy cẩn trọng.

Hoa có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu đều mang một ý nghĩa, giá trị riêng. Ví dụ hoa màu hồng tượng trưng cho sự ấm áp, hạnh phúc trong tình yêu. Hoa màu trắng thể hiện sự điềm đạm, thanh lịch. Hoa đỏ thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết. Hoa vàng là tượng trưng của tình bạn sâu sắc, chân thành. 

Hoa màu tím thể hiện tình cảm vợ chồng bền chặt, thuận hòa. Nếu muốn tặng ai đó một bó hoa đỗ quyên thật đẹp, đừng quên ý nghĩa của từng màu sắc trên nhé.

Đặc điểm của hoa sơn trà hấp dẫn 

Đỗ quyên là loài cây rừng, thân gỗ, dáng khẳng khiu mọc thành bụi. Cây sống lâu năm, thân cây có màu nâu xám hơi sần sùi. Cây trưởng thành có chiều cao từ 1-10m tùy loại. Cây hoa cổ thụ có thể cao tới 30m nhưng thường rất hiếm.

Đặc điểm của thân, hoa và quả 

Lá mọc so le hoặc xoắn ốc quanh thân cây. Lá có hình bầu dục hoặc hình mác nhọn ở 2 đầu. Lá thường có màu xanh đậm, giòn và khá dày. Hai mặt lá đều được phủ lông.

Hoa có 5 cánh, cánh hoa mỏng, xếp chồng lên nhau. Hoa đỗ quyên có nhiều màu khác nhau tùy loại, phổ biến nhất là màu đỏ và hồng nhạt. Hoa nở thành chùm, mùa hoa thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, hoa nở tỏa ra mùi thơm rất dễ chịu.

Hoa sau khi thụ phấn sẽ thành quả, quả đỗ quyên tròn và có nhiều lông mềm bao quanh. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển tốt từ 15*C đến 25*C ở những nơi như đất tơi xốp, nhiều mùn, thoát khí và nước tốt.

Ở Việt Nam cây tự nhiên hoang dã được tìm thấy nhiều ở Sapa, dãy Hoàng Liên Sơn, núi Tam Đảo ( Vĩnh Phúc), Lai Châu, Hà Giang…

Các loại hoa đỗ quyên phổ biến hiện nay

Các loại hoa đỗ quyên phổ biến hiện nay
Bạch quyên

Ở nước ta hiện có khoảng gần 100 loài khác nhau, 30 loài trong số đó được tìm thấy ở Sapa trong vườn quốc gia Hoàng Liên. Số còn lại phân bố rải rác ở khu vực như Đà Lạt ( Lâm Đồng), Bạch Mã (Huế), Tây Giang ( Quảng Nam) và Tam Đảo ( Vĩnh Phúc).

  • Phân theo hình dáng hoa có 4 loại chính: hoa rừng, hoa cổ, hoa hiện đại và hoa đỗ quyên ta.
  • Phân theo màu sắc có 5 loại chính: hồng quyên (hoa có màu đỏ hoặc hồng), bạch quyên (hoa có màu trắng), hoàng quyên (hoa có màu vàng), tử quyên (hoa có màu tím) và hoa cam.

Loại nào hoa cũng rất rực rỡ, đặc trưng với hương thơm nhẹ nhàng thanh lịch. Cây hoa mọc tự nhiên trong rừng mang vẻ đẹp rất hoang dã và khó cưỡng.

Công dụng của cây đỗ quyên

Đỗ quyên có nhiều loài khác nhau, nhưng chỉ 15 trong số đó có công dụng chữa bệnh. Chủ yếu sử dụng hồng quyên, trong khi đó hoàng quyên lại có độc tính cao nên không được sử dụng vào chữa bệnh. Các bộ phận của cây có thể dùng làm thuốc bao gồm: lá, quả, hoa và rễ.

Công dụng để chữa bệnh

Hoa và lá đỗ quyên có tính ấm, vị chua ngọt có tác dụng hỗ trợ  chữa chứng rối loạn kinh nguyệt, điều kinh, trừ đờm, hoạt huyết, khử phong thấp, giảm ho… Quả được dùng nhiều trong Đông Y để điều trị bệnh phụ nữ như: băng lậu, bế kinh, kinh không đều…

Rễ cây có vị chát và chua có độc tính, tuy nhiên nếu sơ chế và sử dụng đúng cách sẽ giúp cầm máu rất tốt. Ngoài ra rễ cây hoa này hỗ trợ trừ phong thấp. Một số công dụng nổi bật khác của đỗ quyên được ứng dụng nhiều trong Y học kể đến như:

  • Tác dụng giảm đau
  • Tác dụng tốt với hệ tim mạch
  • Dùng để chữa viêm phế quản mãn tính, viêm đau xương khớp, phong hàn thấp tỳ và đau dây thần kinh

Mặc dù có nhiều tác dụng nhưng cần phải sử dụng đúng cách, đúng liều lượng cần thiết để tránh bị ngộ độc.

Các bài thuốc hay từ cây đỗ quyên

Cây đỗ quyên chủ yếu được dùng để làm thuốc. Mỗi bộ phận khác nhau sẽ được thu hoạch vào thời điểm khác nhau trong năm để đảm bảo dược tính. Ví dụ hoa hái vào mùa xuân, lá vào mùa hạ trong khi rễ vào mùa đông. Có thể dùng tươi trực tiếp nhưng thường sẽ được phơi khô trong bóng râm để sử dụng lâu dài.

Chữa mụn nhọt, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt 

Chữa mụn nhọt, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt 
Hoàng quyên

Trong Đông Y, đỗ quyên có thể kết hợp với nhiều thảo dược tự nhiên khác để thành nhiều bài thuốc chữa bệnh như:

  • Chữa mụn nhọt: lá hồng quyên kết hợp với lá trắc bách diệp theo tỉ lệ 1:1, giã nát trộn với mật ong và lòng đỏ trứng gà đắp lên vùng bị nhọt.
  • Chữa bệnh trĩ: 60g rễ cây tươi, 1 đoạn ruột già lợn sắc cùng nhau uống trong ngày
  • Chữa đau lưng và đau bụng kinh: 30g rễ hồng quyên, 15g ô dược và 30g rễ hải kim sa sắc uống trước mỗi kỳ kinh.
  • Chữa kinh không đều, rối loạn kinh: 15g rễ cây đỗ quyên, 15g rễ bạc hà, 15g ích mẫu thảo, 9g hồng hoa, sắc lấy nước uống.
  • Chữa rong kinh: Sắc 30g rễ hồng quyên, 30g kim anh tử, 24g tuyền phúc hoa, 15 tây thảo uống trong ngày.

Các bệnh về dạ dày và phế quản 

  • Chữa viêm loét dạ dày: 12g rễ cây đỗ quyên, 15g cành lá cây mộc hương, 12g quát bì. Sắc chung với nhau và chắt nước uống.
  • Chữa chảy máu cam: 30g hoa hoặc lá tươi sắc nước uống
  • Chữa viêm phế quản mạn tính: lá hồng quyên 30g, 15g lá nhót, 24g lá diếp cá. Sắc lấy nước uống.
  • Chữa phong thấp, suy nhược cơ thể, tê bì chân tay: Kết hợp các vị thuốc: rễ đỗ quyên, ba kích, hà thủ ô, thỏ ty tử, ngũ gia bì, uy linh tiên – dung 12-20g mỗi vị một lần sắc. Chắt nước uống hết trong ngày.

Để sử dụng có hiệu quả nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ Y Học Cổ Truyền để sử dụng đúng liều lượng và có sự kết hợp hợp lý với các thảo dược khác.

Hoa sơn trà có độc tính không?

Người ta vẫn thường nói đùa với nhau rằng “ hoa càng đẹp thì càng độc”. Câu nói vui rất lại rất đúng với đỗ quyên. Loài cây này mang độc tính trên mình.

Hoa sơn trà có độc tính không?
Tử quyên

Nguyên nhân xuất hiện độc tính có thể do cây có khả năng hấp thụ các chất như: lưu huỳnh, nitơ dioxit, dioxit, axit nitric, một số chất phóng xạ để làm sạch không khí.

Tất cả các bộ phận trong cây đều xuất hiện độc tính. Khi bị ngộ độc đỗ quyên thường xuất hiện các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng, cơ thể uể oải, khó thở và bắt đầu chảy dãi. Ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong.

Mặc dù có dược tính và thích hợp để làm cảnh trang trí trong nhà. Tuy nhiên nhà có trẻ nhỏ, đang trong độ tuổi thích khám phá cần đặc biệt chú ý không nên cho trẻ tiếp xúc gần. Trẻ hái lá hoặc hoa để chơi, độc tính ra tay bám vào thức ăn cho vào miệng hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Cẩn trọng khi sử dụng hoa đỗ quyên chơi Tết

Cẩn trọng khi sử dụng hoa đỗ quyên chơi Tết
Hoa đỗ quyên màu cam

Với sắc đẹp và mang lại nhiều ý nghĩa, hoa nở đẹp nhất vào mỗi dịp tết đến xuân về nên loài hoa này được rất nhiều người chọn để chơi tết. Đỗ quyên có thể chơi hoa tươi hoặc hoa khô đều được. Khi mua hoa chơi tết cần lưu ý một số điều dưới đây.

Đối với hoa tươi nên chọn cây hoa mới chớm nở, có cả nụ và lộc non. Vừa mang ý nghĩa tài lộc, hoa có thể tươi lâu hơn, không bị héo khi còn đang trong dịp tết. Đối với hoa khô. Trên thị trường hoa tết đang rất hot loại này, hay còn có tên gọi khác là “hoa đỗ quyên ngủ đông”.

Hoa khô cần cắm vào nước hoa sẽ tươi lại và bắt đầu nở rộ. Một số người đồn đoán rằng do hoa được ngâm tẩm hóa chất, nhưng trên thực tế nhờ công nghệ sấy lạnh hoa trông không khác cành cây khô là bao, nhưng bên trong thân vẫn còn ẩm. Khi gặp nước cây sẽ dần hồi sinh và nở hoa như bình thường.

Đỗ quyên là một loài hoa rất đặc biệt, vừa mang vẻ đẹp hoang dại của tự nhiên, vừa mang vẻ đẹp thanh thoát nhẹ nhàng. Cây hoa vừa có thể làm cảnh vừa có thể chữa bệnh. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho các độc giả những thông tin và hiểu biết thú vị về loài hoa xứ ôn đới này.

Bài viết mới nhất