Nhắc đến hoa dạ hương, chắc chắn bạn sẽ ngay lập tức liên tưởng đến loài hoa có hương thơm quyến rũ về đêm. Tuy nhiên ngoài có hương thơm nổi bật, loài hoa này còn có công dụng chữa bệnh và khả năng xua đuổi côn trùng. Và bài viết này sẽ đề cập đến một số thông tin có thể bạn chưa biết về loại hoa đặc biệt này.
Đặc điểm cây hoa dạ hương
Hoa dạ hương là loại hoa sở hữu hương thơm nồng nàn, màu trắng và mọc thành chùm thường được biết đến với tên gọi dạ lý hương. Mặc dù phần ngoại hình không quá rực rỡ, bắt mắt nhưng loài hoa này sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội.
Nếu loại cây này vẫn chưa quá quen thuộc với bạn, tham khảo ngay một số thông tin quan trọng dưới đây.
Nguồn gốc, xuất xứ của hoa dạ hương
Hoa dạ hương còn có nhiều tên gọi khác như dạ lài hương, dạ hương mộc, dạ lý hương. Loài hoa này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Đông Nam Á, Nam Á và một số địa điểm khác trên thế giới.
Loài hoa này thuộc họ cà, thân dân mọc theo bụi. Đặc trưng của loài cây này là cây có cành non màu xanh, hoa mọc ở đỉnh, có màu trắng ngà, vàng nhạt. Do đặc trưng của loài hoa này là nở vào ban đêm nên có tên gọi là dạ hương. Hiện tại dạ hương thảo đang được sử dụng rất nhiều trồng trước cửa nhà làm đẹp không gian.
Đặc điểm của hoa dạ hương
Do là loài hoa nở về đêm, nên dạ hương có màu sắc không quá nổi bật. Những màu sắc dạ hương phổ biến nhất là vàng, trắng ngà, trắng xanh. Hoa dạ lý hương cũng khá nhỏ với tràng dài khoảng 2cm, thùy cánh dài 4 – 5 mm.
Hoa dạ hương thường nở suốt mùa hè đến đầu thu. Nhìn chung, loài hoa này có thời kỳ ra hoa khá lâu. Sau thời kỳ này, quả dạ hương sẽ hình thành, có hình dáng mọng tròn dài, màu trắng.
Ý nghĩa của cây hoa dạ hương
Dạ hương với sắc trắng tinh khiết và đặc điểm chỉ nở về đêm nên được xem là một trong những loại hoa khiêm nhường nhất. Hoa dạ hương không thu hút sự chú ý bằng màu sắc rực rỡ hay từng chùm hoa bắt mắt. Thay vào đó, loài hoa này lặng lẽ tỏa hương thơm ngây ngất lòng người.
Đặc điểm trên đã khiến hoa dạ lý hương được biết đến như là một loại hoa khiêm nhường, không tranh đoạt. Dù không được coi như là quân tử trong muôn hoa, nhưng dạ hương cũng là loài hoa nhắc nhở con người trong cuộc sống bộn bề này lưu ý về tính khiêm nhường.
Ngoài tính khiêm nhường, dạ hương còn mang ý nghĩa về sự giải tỏa căng thẳng. Trong đêm khuya thanh vắng, hương thơm của hoa dạ hương lan tỏa trong không gian yên tĩnh. Hương thơm của loài hoa này có tác dụng giúp giải tỏa áp lực, căng thẳng.
Hoa dạ hương cũng là biểu tượng cho tình cảm bạn bè, tình anh em ruột thịt. Ngoài ra, trong văn học, loài hoa này cũng là biểu tượng của sự kiên cường, vượt lên hoàn cảnh.
Cách trồng và chăm sóc dạ hương
Dạ hương là một loại hoa kiểng thích ứng tốt, dễ chăm sóc. Môi trường phát triển tốt nhất của loại cây này là khu vực đất tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt. Để chăm sóc cây, bạn cũng cần có biện pháp chống rét, chống gió và cung cấp độ ẩm, ánh sáng phù hợp.
Trong thời kỳ cây sinh trưởng, ra hoa, hãy cung cấp thêm phân bón pha loãng có chưa đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết như Nitơ, Phốt pho và Kali. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ thói quen tưới nước theo lịch trình ngày từ 1 – 2 lần trong những ngày hè nắng nóng.
Nhìn chung, việc chăm sóc hoa dạ hương khá đơn giản. Bạn chỉ gặp đôi chút vấn đề nếu trồng cây trong chậu. Bởi cùng với sự phát triển của cây, bạn sẽ phải tiến hành thay chậu hàng năm. Thời điểm thay chậu lý tưởng nhất là vào tháng 4. Trong quá trình thay thế chậu trồng cây, bạn cần quan tâm đến chất lượng đất, lượng dinh dưỡng và có phương thức tỉa cành, cung cấp độ ẩm phù hợp.
Công dụng chưa biết của dạ lý hương trong đời sống
Dạ hương không chỉ đơn giản là loại hoa có hương thơm quyến rũ giúp giải tỏa căng thẳng. Ngoài tô điểm cho khu vườn, loài hoa này còn có khá nhiều công dụng trong đời sống. Trong đó, ứng dụng chữa bệnh và xua đuổi côn trùng là những công dụng mà không nhiều loài hoa cùng họ có thể mang đến.
Dạ hương có khả năng chữa bệnh hiệu quả
Hoa dạ hương trong đông y được biết đến là loại thảo mộc có tính ấm, cay, rất hữu ích đối với việc thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm cơ cứng cơ và các bệnh liên quan đến khớp.
Thậm chí, loại cây này còn xuất hiện trong bài thuốc chữa di chứng sốt bại liệt của trẻ em, bệnh phong thấp,… và mang lại hiệu quả rõ rệt. Hoa dạ hương cũng là dược liệu có tác dụng giảm độc, giảm sưng hiệu quả.
Xua đuổi côn trùng
Khác với những loài hoa có hương thơm nồng nàn, những đóa hoa dạ hương nở về đêm không thu hút côn trùng. Thay vào đó, loài hoa này có khả năng đuổi muỗi, công trùng, loăng quăng. Những hạt nhỏ mà hoa dạ lý hương phân tán trong gió khi nở có khả năng xua đuổi cả những loại muỗi gây sốt xuất huyết như Ardes Aegypti.
Hoa dạ hương có độc không?
Hương thơm của hoa dạ hương vô cùng quyến rũ và ấn tượng là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, hương thơm kích thích khứu giác này lại mang độc tính nhẹ. Bạn sẽ không ngay lập tức phát hiện và bị ảnh hưởng bởi độc tố của dạ hương.
Tuy nhiên, với bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, hương thơm của loài hoa này có tác động như một loại độc dược. Một số biểu hiện cho thấy bạn vô tình bị độc tố của dạ hương ảnh hưởng có thể kể đến như chóng mặt, hoa mắt, đứng không vững hoặc thậm chí huyết áp cao bất thường.
Ngoài ra, chính tinh dầu củ dạ hương cũng chứa một loại chất kiềm độc. Nếu tiếp xúc trong một thời gian dài, chất này có thể ảnh hưởng đến tóc, da đầu. Đó cũng là lý do khiến hoa dạ hương mặc dù khá thơm nhưng không thường xuất hiện trong những sản phẩm chăm sóc cơ thể có nguồn gốc thiên nhiên.
Ứng dụng chữa bệnh của cây dạ hương
Mặc dù là loại hoa có độc tính nhẹ, nhưng dạ hương vẫn là một vị thuốc trong Đông y. Trong bất cứ nhà thuốc cổ truyền nào, bạn cũng có thể tìm thấy dạ hương trong những loại thuốc có vị ngọt, chuyên dùng cho giảm sưng tấy và giải độc.
Ngoài ứng dụng trên, hoa dạ lý hương còn có khả năng điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp như bại liệt, đau thần kinh tọa, phong thấp,… Trong nền y học của người Maya, hoa dạ hương còn có công dụng trị bệnh mồ hôi trộm và hỗ trợ điều trị động kinh hay một số bệnh có liên quan đến thần kinh khác.
Các bài thuốc từ cây dạ hương
Dạ hương là loại cây vừa có độc tính nhẹ, vừa có khả năng làm dược liệu. Do đó, khi điều chế các bài thuốc từ hoa dạ hương, thầy thuốc phải vô cùng cẩn trọng, sử dụng đúng thuốc, đúng bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Và dưới đây là một số bài thuốc từ cây hoa dạ hương phổ biến nhất. Những bài thuốc này tập trung vào việc chữa bệnh về xương khớp, kháng viêm.
Bài thuốc chữa các bệnh xương khớp bằng dạ hương
Chữa bệnh xương khớp là một trong những công dụng y học nổi bật nhất của hoa dạ hương. Loại dược liệu này khi kết hợp với nhiều thành phần khác sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh hiệu quả.
- Đối với trị bệnh phong thấp, viêm khớp, bài thuốc từ cây dạ hương sẽ bao gồm: Dạ hương, tỳ giải, thiên niên kiện, cỏ xước, cành dâu,… Sau khi chuẩn bị tất cả nguyên liệu theo tỷ lệ nhất định, bạn hãy sắc thuốc và uống hàng ngày. Sau chưa đầy một tháng, bạn sẽ phát hiện những triệu chứng của bệnh phong thấp, viêm khớp sẽ không còn làm phiền bạn.
- Với bệnh thần kinh tọa: Đem sắc hoa dạ hương kết hợp với huyết đằng, ngải cứu, hạt sen, mạch môn,… Bạn hãy giữ thói quen uống mỗi ngày một thang thuốc chia ba lần, duy trì trong khoảng nửa tháng. Sau thời gian này, bạn chắc chắn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt của bài thuốc.
- Chữa bại liệt: bài thuốc bao gồm dạ hương, ngải cứu, ích mẫu, thiên niên kiện,.. sẽ có khả năng điều trị bệnh bại liệt sau khi đẻ.
Bài thuốc kháng khuẩn, kháng viêm từ cây dạ hương
Trong y học Tây phương, flavonoid trong dạ hương có khả năng ức chế nấm, vi khuẩn có hại. Đặc biệt, hoa dạ hương được chiết xuất thành dạng cao nước sẽ có đặc tính kháng vi sinh hiệu quả nhất.
Ngoài ra, loài hoa này còn được điều chế để tạo ra loại thuốc có tác dụng điều trị kinh phong và những triệu chứng rối loạn tâm thần nói chung.
Bài thuốc chữa các bệnh liên quan đến huyết áp
Hương thơm của hoa dạ hương là một loại độc dược nhẹ có ảnh hưởng đến sức khỏe của những người mắc các bệnh tim mạch, huyết ap. Tuy nhiên, cao chiết nước từ cây, không bao gồm rễ của loài hoa này lại có tác dụng dược lý đối với những bệnh nhân có vấn đề về huyết áp.
Cao chiết đặc biệt từ cây hoa dạ hương hiện đã được chứng minh về hiệu quả hạ huyết áp đối với những người có huyết áp bình thường. Khi có sự xuất hiện của adrenalin, loại cao chiết này lại có tác dụng làm tăng huyết áp.
Mặc dù vậy, những nghiên cứu về tác dụng dược lý của dạ hương đối với các bệnh huyết áp vẫn chưa đưa ra nhiều bằng chứng về hiệu quả và ứng dụng trong thực tế của loài hoa này. Do đó, vẫn chưa có nhiều bài thuốc điều trị huyết áp có thành phần chính là dạ hương.
Kết luận
Dạ hương không chỉ đơn giản là loại hoa trồng làm cảnh, tô đẹp cho khu vườn và tỏa hương thơm ngào ngạt mỗi khi đêm về. Loại hoa này còn có khá nhiều công dụng trong đời sống như xua đuổi côn trùng, ứng dụng trong y học. Mong rằng qua những chia sẻ phía trên, bạn đã có cái nhìn khác về hoa dạ hương và biết cách tận dụng tối đa những lợi ích của loài hoa này.