Lá ngón, cách nhận biết và tác động nguy hiểm của lá ngón

Lá ngón hay còn được biết đến với tên gọi đoạn trường thảo là một loại thực vật có độc tính mạnh. Tuy nhiên, loại cây này cũng dễ bị nhầm lẫn với một số loại thực vật có cùng hình dáng, tên gọi. Sự nhầm lẫn này đã nhiều lần dẫn đến những sự cố đáng tiếc. Để phân biệt và biết cách sơ cứu khi vô tình ngộ độc lá ngón, tham khảo bài viết dưới đây. 

Cây lá ngón thường mọc ở đâu?

Lá ngón là loài cây thuộc họ mã tiền, cây dây mọc leo, thân và cành không có lông. Do đó, loài cây có độc tính rất mạnh này rất dễ bị nhầm lẫn với những loại thảo mộc phổ biến có thể tìm thấy ở bất cứ vùng miền núi nào của nước ta

Lá ngón là loài cây khá phổ biến ở núi rừng phía Bắc Việt Nam
Lá ngón là loài cây khá phổ biến ở núi rừng phía Bắc Việt Nam

Tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang,… bạn rất dễ tìm thấy những cây lá ngón có độc tố cao. Tùy từng địa phương, loại lá này sẽ có tên gọi khác nhau. Một số tên gọi phổ biến nhất của loài cây có thể lấy đi tính mạng người này là Câu vẫn, Hoàng đằng, Đoạn trường thảo,…

Tại một số quốc gia khác như Trung Quốc, châu Mỹ, lá ngón cũng là loài cây khá phát triển ở các vùng rừng núi. Thậm chí, Bắc Mỹ còn được coi là một trong những nơi đầu tiên câu vẫn được tìm thấy. 

Nhận biết cây lá ngón chính xác nhất 

Để tránh sai lầm trong việc nhận biết loại cây có độc tố mạnh mẽ này, tham khảo những thông tin dưới đây. 

Hình dáng, các bộ phận của cây lá ngón

Cách dễ dàng nhất để nhận biết cây lá ngón là dựa vào hình dáng, các bộ phận của cây. Loại cây nguy hại này có phần lá khá đặc biệt. Nó có lá mọc đối, thuôn dài, hình mác, có chiều dài tối đa lên đến 12 cm. Hoa của loài cây này mọc thành chùm, có màu vàng khá bắt mắt. Loại cây có thể gây tử vong này cũng có quả và hạt nhỏ. Quả và hạt của loài cây đều có màu nâu nhạt, hình dáng thon dài. 

Hóa tính của cây ngón

Ngoài các đặc điểm về hình dáng, bạn cũng có thể nhận biết lá ngón qua thành phần hóa tính. Nếu có đủ dụng cụ để kiểm tra, bạn sẽ nhận thấy điểm khác biệt của loại cây này với những loại thảo mộc lành tính khác là hoạt chất Alcaloid. 

Nhận biết lá ngón qua lá, hoa, thân cây
Nhận biết lá ngón qua lá, hoa, thân cây

Hoạt chất này có độc tính mạnh, gây hôn mê, nôn mửa, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh và cuối cùng dẫn đến tử vong. Theo kinh nghiệm của những người dân sống tại vùng cao, độc tính trong ba lá ngón đã đủ mạnh để làm tử vong một người trưởng thành. 

Phân loại ngón vàng loại có độc và không

Loài cây thuộc họ Mã tiền này lại chia thành nhiều loại cây khác nhau. Mỗi một loại cây lại có đặc điểm riêng về hình dáng, độc tính. Đặc biệt, hiện tại còn tồn tại loại lá không độc có thể sử dụng trong nấu ăn. 

Có khá nhiều câu chuyện lý giải về nguồn gốc của loại lá đặc biệt này. Trong đó câu chuyện dân gian phổ biến nhất kể về câu chuyện về một cặp đôi người Thái vì gia đình ngăn cản mà lựa chọn tự tử bằng chất độc của núi rừng. Nhưng do thần linh rủ lòng thương xót, loại lá cả hai sử dụng không chứa độc. Hai người cùng trải qua sóng gió, ngày càng gắn bó hạnh phúc bên nhau. 

Rất khó phân biệt giữa lá ngón độc và loại lá không độc
Rất khó phân biệt giữa lá ngón độc và loại lá không độc

Cũng từ câu chuyện này mà lá ngón không độc còn được sử dụng như một loại rau xanh. Thậm chí, loại lá không độc còn được sử dụng để chế biến các món ăn và được người dân yêu thích trồng trong vườn nhà cùng nhiều loại rau củ khác. 

Để phân biệt loại cây không độc lành tính, bạn cần chú ý đến hình dáng của lá. Loại cây có thể dùng trong nấu ăn sẽ có phiến lá to bằng bàn tay, hình tròn thay vì thon dài. 

Nhìn chung, rất khó để phân biệt giữa loại lá ngón có độc tố và không. Chỉ những người dân sống trong khu vực miền núi mới có đủ kinh nghiệm và khả năng quan sát. Nếu bạn không chắc chắn về nhận định của mình, đừng quyết định sử dụng loại lá này để phục vụ cho việc nấu nướng. 

Độc tính trong lá ngón nguy hiểm đến mức nào?

Những người dân có kinh nghiệm lâu năm đi rừng cho biết rằng lá ngón là loại thực vật có thể gây tử vong cho một người trưởng thành chỉ với một lượng rất nhỏ. Vậy thực sự độc tính của loại lá này nguy hiểm đến mức nào? Những thông tin dưới đây là câu trả lời giải đáp cho thắc mắc của bạn. 

Thành phần độc tính trong lá ngón 

Chất kịch độc làm nên khả năng giết người của loại lá này là alkaloid. Không hề quá lời khi nói rằng đây là hợp chất hữu cơ có thể giết người trong nháy mắt. Loại độc tính này có tác động sinh lý mạnh mẽ đối với cơ thể của cả người lẫn động vật. 

Chỉ một lượng nhỏ alkaloid trong loại lá này cũng có thể ngấm nhanh vào cơ thể qua đường tiêu hóa, nhanh chóng gây tê liệt thần kinh và gây chết người chỉ trong một thời gian ngắn. 

Thậm chí, dù không trực tiếp nhai lá ngón, bạn vẫn có thể bị ngộ độc hay ngắt lá, bẻ cành và vô tình để nhựa dính vào đồ ăn của bạn. Chỉ một lượng nhỏ chất độc trong loại cây này cũng đủ để gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như mất nước, buồn nôn, hội chứng liên quan đến thần kinh và đường hô hấp. 

Trên toàn bộ loại cây này, độc tính cao nhất nằm ở rễ, lá. Tại hoa, quả và thân cây, độc tính có giảm dần nhưng vẫn gây nguy hại đến sức khỏe người và động vật. 

Tác động nguy hiểm thành phần của lá đến cơ thể con người 

Độc tính trong đoạn trường thảo quá mạnh, có thể gây tử vong chỉ trong thời gian ngắn. Khi ngộ độc lá ngón, con người sẽ cảm thấy khát nước, đau nhức toàn thân, hạ thân nhiệt. Sau khi những triệu chứng ban đầu này qua đi, người bị ngộ độc sẽ bị co giật, đau bụng dữ dội. Nhịp tim sẽ giảm dần, hô hấp trở nên khó khăn và người ngộ độc sẽ tử vong chỉ trong thời gian ngắn sau đó.

Độc tính trong loại lá này có thể gây tử vong nhanh chóng
Độc tính trong loại lá này có thể gây tử vong nhanh chóng

Cách sơ cứu người bị ngộ độc lá ngón

Mặc dù có độc tính rất mạnh, nhưng những người bị ngộ độc loại lá này vẫn có thể sơ cứu và cứu chữa. Tuy nhiên, các bước sơ cứu sẽ phải tiến hành càng sớm càng tốt và có biện pháp loại bỏ một lượng lớn độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu bạn muốn học về kỹ năng sơ cứu người bị ngộ độc, dưới đây là những thông tin mà bạn cần nắm vững. 

Dấu hiệu của người bị ngộ độc ngón

Một trong những bước quan trọng là nền tảng để sơ cứu thành công là nhận biết được chính xác dấu hiệu của người bị ngộ độc. Và dưới đây là một số biểu hiện thường thấy của người bị ngộ độc alkaloid trong lá ngón

  • Vã mồ hôi, đau bụng dữ dội kết hợp với buồn nôn. Các cơ bắt đầu nhũn, không có sức lực, cả người mệt mỏi. Người ngộ độc không thể cử động do cơ đã bị liệt hoàn toàn do tác động của alkaloid. 
  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng, dẫn đến hoạt động không bình thường của mắt, miệng. Người ngộ độc nặng sẽ khó điều khiển cơ hàm dưới, khiến miệng không ngậm được. Bệnh nhân cũng nhạy cảm với ánh sáng, đồn tử co giãn, thị giác bị ảnh hưởng. 
  • Hệ hô hấp bị chất độc tấn công, khiến hơi thở của người bị ngộ độc yếu dần. Tim có thể bị ngừng đập do không có đủ oxi. 
  • Xuất hiện các hiện tượng cơ giật, liệt cơ, các hệ thống trong cơ thể ngừng hoạt động. Tùy thuộc vào nồng độ của alkaloid, nạn nhân có thể tử vong trong vòng 1 – 7 giờ sau khi ngộ độc. 

Các biện pháp để nhanh chóng sơ cứu 

Nếu bạn phát hiện người ngộ độc lá ngón có những dấu hiệu đầu tiên như vã mồ hôi, đau bụng, nôn mửa, bạn đã phải có phương pháp sơ cứu, xử lý kịp thời. Nguyên tắc chính của quá trình sở cứu này là loại bỏ càng nhiều chất độc ra khỏi cơ thể càng tốt. 

Một số phương pháp cơ bản nhất để loại bỏ chất độc có thể kể đến như móc họng, gây nôn cho nạn nhân,.. Sau đó, bạn cần chuyển người bị ngộ độc đến với các trung tâm y tế gần nhất để thực hiện các biện pháp loại bỏ chất độc hiệu quả hơn như rửa dạ dày, truyền dịch,…

Tại bệnh viện, các bác sĩ cũng sẽ dựa vào tình hình của bệnh nhân để đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Với bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, bác sĩ sẽ có những biện pháp để cải thiện chức năng hô hấp như thở oxy, đặt nội khí quản,… Hay với bệnh nhân suy tim, những biện pháp như kích tim, thuốc huyết áp sẽ được sử dụng.

Những phương pháp trên chỉ có hiệu quả cao nhất trong vòng khoảng một giờ kể từ khi bị ngộ độc lá ngón. Việc phát hiện bệnh nhân quá muộn sẽ khiến khả năng cứu sống nạn nhân không còn quá cao. 

Cần nhanh chóng sơ cứu người bị ngộ độc
Cần nhanh chóng sơ cứu người bị ngộ độc

Một vài ứng dụng của “thuốc rút ruột” 

Lá ngón là một loại độc dược nguy hiểm. Tuy nhiên loại cây này vẫn được sử dụng trong một số lĩnh vực nhất định. Và dưới đây là những trường hợp hiếm hoi mà loại lá này mang lại hiệu quả. 

Hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu về chất độc 

Các dược sĩ, nhà khoa học thường tách độc tố alkaloid trong đoạn trường thảo để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Một số loại thuốc độc được chế biến từ hoạt chất này có thời gian ngấm khá nhanh và thời gian tử vong khá ngắn. Những nghiên cứu về khả năng gây độc của lá ngón tạo điều kiện để các nhà khoa học phát triển các loại thuốc chống độc, ngăn ngừa và điều trị ngộ độc. 

Chữa mụn nhọt

Trong dân gian lưu truyền một bài thuốc sử dụng lá ngón để trị những vết mụn nhọt, mề đay. Mặc dù không phải là một loại thuốc, nhưng loại lá này thực sự có hiệu quả khi đem đắp hoặc sắc làm nước để làm sạch vùng bị thương. 

Tuy nhiên bạn cần lưu ý cần cẩn trọng tránh để nhựa của loài cây này dính vào tay hay thực phẩm. Bên cạnh đó, bài thuốc từ lá ngón dù có hiệu quả, nhưng cũng không thực sự đáng để bạn thử mạo hiểm lấy độc trị độc. Bạn còn có khá nhiều phương pháp lành tính hơn để loại bỏ mụn nhọt. 

Tại một số quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ đã có công trình nghiên cứu về tác động của rễ đoạn trường thảo đối với bệnh động kinh. Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa thực sự đưa vào trong thực tế do chưa kiểm định được tính hiệu quả. 

Kết luận 

Những thông tin có trong bài viết đã đề cập đến một số vấn đề quan trọng liên quan đến lá ngón. Mong rằng qua những chia sẻ trên, bạn đã biết cách phân biệt loại cây này và có thể sơ cứu khi gặp trường hợp ngộ độc. Chúc bạn không bao giờ phải đối mặt hay nhầm lẫn loại cây tử thần này với những loài thực vật lành tính khác. 

 

Bài viết mới nhất