Ong mật – một trong số loài côn trùng mang lại giá trị kinh tế cho con người và cũng là loài ong có hữu ích nhất. Hình ảnh những chú ong hoạt động chăm chỉ để tìm kiếm mật đem về tổ luôn được nhiều người càng thêm yêu thích loài ong này hơn, bài đọc dưới đây sẽ cung cấp thêm cho quý bạn đọc những thông tin thú vị về bác nông dân chăm chỉ này.
Giới thiệu con ong mật
Ong mật là một loài côn trùng có tổ chức xã hội cao có khả năng sống thành đoàn lên tới hàng trăm nghìn con, là một loài côn trùng cánh màng và có kích thước trung bình dài từ 10 – 15mm với hoạt động chủ yếu là tạo ra mật ong.
Trong một đàn ong thường sẽ bao gồm:
- Ong chúa: trong mỗi đàn sẽ chỉ có một con, có kích thước lớn nhất trong đàn và có nhiệm vụ duy trì sinh sản (sản xuất được 1.500 quả trứng mỗi ngày). Ong chúa cũng là loài ong sống lâu nhất trong đàn, khoảng từ 3 – 5 năm và được nuôi bằng mật.
- Ong đực: là loại ong có kích thước to hơn ong thợ, chiếm số lượng ít, chỉ khoảng vài trăm con, có nhiệm vụ duy nhất là giao phối với ong chúa và không tham gia vào bất kỳ công việc nào của bầy. Loại ong này chỉ xuất hiện khoảng 1 – 2 tháng vào mùa hè, sau đó bị đuổi khỏi tổ và chết do đói.
- Ong thợ (ong cái kém phát triển): chiếm số lượng lớn nhất trong đàn, có kích thước nhỏ bằng ½ ong chúa, không có khả năng thụ tinh. Ong thợ chịu trách nhiệm chính cho việc lấy phấn hoa để làm mật, bên cạnh đó là chịu trách nhiệm cho tất cả các công việc ở trong tổ. C
- Tất cả các ong mật đều có nhiệm vụ phải bảo vệ tổ xây dựng tổ và tìm kiếm thức ăn cho ong chúa ăn, chăm sóc con non và chống lại sự xâm nhập của các loài khác.
Đặc điểm con ong mật
Nhìn chung, so với các loài ong khác thì ong mật có các đặc điểm riêng biệt rất đặc trưng như sau:
- Tạo ra mật: Là một trong số ít các loài ong có thể tạo ra mật, chúng sẽ thu thập mật hoa sau đó nhai chúng, các enzyme trong nước bọt của ong sẽ biến mật hoa thành mật ong.
- Có thể di chuyển xa: Kích thước lớn có thể bay xa để kiếm mật. Mỗi lần chúng có thể bay để tìm những bông hoa cách 4 – 5 km. Một ngày chúng có thể bay được 10 chuyến như vậy. Vì vậy, một con ong có thể thụ phấn cho 7000 cây trong một ngày.
- Hung hăng và phòng thủ. Loài ong này sẽ rất hiền nếu như không cảm nhận được sự xâm phạm. Chúng hiền lành, nhưng khi cắn thì sẽ rất đau và vết cắn sẽ bị sưng. Chúng sẽ tấn công khi cảm thấy nguy hiểm, sau khi mất nọc độc thì chúng cũng sẽ chết.
- Hình dáng: Ong mật có cơ thể được chia làm ba phần: đầu, ngực, bụng, toàn thân có nhiều lông giúp các loại phấn hoa dễ dàng bám vào, phần bụng khá to để chứa tới 40 – 50mg mật ong trong dạ dày.
- Cách giao tiếp đặc biệt: ong giao tiếp với đồng loại bằng cách nhảy lên để thông báo về vị trí của những bông hoa có mật. Một kiểu là bay theo vòng tròn báo hiệu trong vòng cách tổ ong 100m có hoa, một kiểu là mổ bên lắc đuôi, một bên tạo hình số 8 báo hiệu gần tổ đã hết hoa.
Nguồn gốc con ong mật
Nguồn gốc của loài ong mật đã được các nhà khoa học tìm hiểu và tranh luận từ rất lâu. Các nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tìm hiểu được nguồn gốc thật sự của loài ong này Mục đích của việc này là để tìm hiểu được sự tiến hóa, cách chúng phát triển và thích nghi của chúng ở mỗi vùng khác nhau.
Bằng phương pháp giải mã gen, các nhà khoa học người Thụy Điển đã tìm ra lịch sử tiến hóa của loài ong mật. Khác với quan điểm loài ong này xuất hiện lần đầu tiên ở Châu Phi, các nhà khoa học đã lý giải được các loài ong mật cổ đại xuất phát từ Châu Á từ khoảng 3000 năm trước và di chuyển dần sang châu Âu và châu Phi.
Có một điều thú vị như thế này, trên thế giới hiện nay có 9 loài ong, các loài ong này đều có nguồn gốc từ Châu Á, trong đó có 6 loài có nguồn gốc từ Việt Nam trong đó bao gồm: Apis Laboriosa, Apis Dorsata, Apis Andreniformis, Apis Florea. Đây quả là một điều thú vị, có lẽ ong mật phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam.
Phương pháp nuôi con ong mật
Nuôi ong mật là một công việc thú vị nơi mà con người và thiên nhiên có thể kết hợp để tạo ra những dược liệu quý giá có giá trị cao – mật ong. Việc nuôi ong không phải chỉ với mục đích để kiếm các sản phẩm có giá trị cao như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, nuôi ong còn để kích thích quá trình phát triển của cây, hoa, vì trong quá trình kiếm mật, ong này đã vô tình thụ phấn những cây mà chúng chạm vào.
Vị trí đặt tổ nuôi ong mật là cực kỳ quan trọng
Vị trí đặt tổ rất quan trọng và là yếu tố chính để có được chất lượng mật ong tốt. Cần phải xem xét khu vực đặt tổ xem có đáp ứng được các tiêu chí như gần khu vực có nhiều hoa, không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc trừ sâu, tránh xa các loại ong rừng, có điều kiện tự nhiên tốt, nắng ấm vừa đủ, không bị những cơn gió mạnh thổi…
Không nên để thùng đựng tổ ong ở dưới mặt đất, vì mặt đất ẩm ướt sẽ ảnh hưởng nhiều đến tổ. Nên đặt thùng đựng tổ ong kê lên cao cách mặt đất ít nhất 30 – 40cm và nên di chuyển tổ khoảng 2 năm một lần để có nguồn mật mới cho ong.
Tạo ong chúa là bước quan trọng trong quy trình nuôi ong
Như chúng ta đã biết, một đàn ong mật sẽ bao gồm ong chúa, ong thợ và ong đực nên khi nuôi cần phải tạo ong chúa là để nhân giống đàn ong mới, hoặc thay thế ong chúa trong đàn đã già, bị bệnh, ốm yếu. Các phương pháp tạo ra ong chúa bao gồm:
- Sử dụng mũ ong chúa chia đàn theo cách tự nhiên: vào mùa ong chia đàn tự nhiên cần rút bớt các cầu nhộng già để ong xây thêm nhiều mũ chúa. Chọn các mũ to, dài rồi cắt gốc mũ chúa 1.5cm theo hình chữ V rồi đem gắn vào đàn ong đang cần thay chúa mới.
- Tạo chúa cấp tạo: chọn đàn ong phát triển mạnh, sau đó bắt chúa khỏi đàn, bỏ 1 vài cầu sau đó lấy cầu có trứng của ong chúa mới đẻ và cắt mũ của những cầu đó để xây các mũ chúa mới.
- Tạo chúa di trùng: tạo chúa di trùng giúp người nuôi có thể chủ động được về số lượng và chất lượng của đàn ong. Tách chúa khỏi đàn, sau 2h tiến hành cho ấu trùng 1 ngày tuổi vào các sáp tạo chúa. Sau 9 ngày thì tách các mũ chúa đó để sử dụng.
Ong mật sẽ tiêu thụ nguồn thức ăn như thế nào?
Ong mật thường kiếm ăn bằng cách đi đến những nơi có hoa để kiếm phấn hoa và mật hoa để ăn và làm tổ. Tuy nhiên, vào mùa đông chúng sẽ tiến hành ngủ đông và không đi kiếm ăn, vì mùa này cây cối cũng không phát triển để chúng có thể kiếm mật.
Chính vì vậy lúc này cần phải có sự can thiệp của người nuôi ong bằng cách bổ sung thức ăn cho ong để đảm bảo cho sự phát triển của ong trong mùa đông. Bạn là người nuôi ong thì cần chuẩn bị nước đường pha loãng theo tỉ lên 1:1 đối với ong mật còn non và đối với con ong trưởng thành thì tỷ lệ sẽ tăng lên là 1:2.
Xử lý khi con ong mật chích
Ong mật thường sống thành đàn có tổ chức. Đặc biệt hiện nay có thể tìm thấy nhiều địa điểm nuôi ong tự nhiên ở khắp mọi nơi. Tổ ong này có nhiều hình dạng khác nhau nhưng chủ yếu là hình lưỡi bò, cấu trúc bên trong tổ là các tế bào hình lăng trụ lục giác được xếp dày đặc với nhau. Đây cũng là nơi để lưu trữ mật ong và phấn hoa để tạo thành mật.
Mặc dù ong mật không gây nguy hiểm như các loài ong khác nhưng khi bị ong này chích ta không nên chủ quan mà cần thực hiện ngay những lưu ý sau:
- Cần nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong, tuyệt đối không cố tình đứng lại sẽ càng kích thích ong tấn công hơn.
- Dùng tay hoặc nhíp để lấy ngòi đốt của ong ra một cách nhẹ nhàng không nên nặn sẽ khiến nọc độc lan ra.
- Rửa sạch vùng da bị đốt bằng nước muối để sát trùng.
- Dùng đá bọc trong khăn lạnh chườm để làm giảm sưng tấy.
- Trong trường hợp số vết chích nhiều (từ 10 vết trở lên) và đốt vào các vị trí nguy hiểm (như cổ, mắt, họng) cần đưa ngay người bị đốt đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Cách đuổi ong mật ra khỏi nhà
Ngòi đốt của ong được nối với túi mật, khi đốt sẽ để lại ngòi đốt trên nạn nhân. Khác với các loài ong khác, chính việc để lại ngòi trên đối thủ là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ong mật. Vì trong ngòi đốt của ong này có các ngạnh hình răng cưa, khi cắm vào da ngòi sẽ rớt ra ngoài, các bộ phận trong cơ thể của ong cũng bị rơi ra và khiến ong chết.
Ong mật thường làm tổ quanh nhà và gây ra nhiều phiền toái và nguy hiểm, cùng tham khảo một số cách đuổi ong phổ biến sau:
- Dùng sả, tỏi và các thực phẩm có mùi nồng: Ong mật rất kị mùi sả và tỏi, có thể sử dụng bột tỏi hoặc sả phơi khô để đuổi ong ra khỏi nhà.
- Sử dụng băng phiến: mọi người thường dùng băng phiến để xua đuổi kiến, gián. Nhưng không phải ai cũng biết băng phiến có tác dụng lớn trong việc đuổi ong. Treo một ít băng phiến gần tổ ong và chúng sẽ sớm rời khỏi gia đình bạn.
- Gọi cho các công ty dịch vụ: nếu như đã thử tất cả các cách trên nhưng ong vẫn không chịu rời đi, hãy sử dụng dịch vụ của các công ty xử lý côn trùng.
Kết luận
Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về loài ong mật, nhất là đối với những người đang có ý định nuôi ong trong tương lai. Mặc dù ong mật là một loài côn trùng không nguy hiểm, tuy nhiên cần tránh để bị ong đốt và cần có những biện pháp xử lý thích hợp khi bị ong đốt một cách hiệu quả nhất.