Rắn hổ mang chúa – Loài động vật có chất độc nguy hiểm

Rắn hổ mang chúa từ lâu đã được xem vua của loài rắn không chỉ bởi sự mạnh mẽ mà còn vô cùng thông minh. Rắn tồn tại trong văn hóa của nhiều quốc gia với hình tượng lươn lẹo và là đại diện của cái ác. Vậy rắn hổ mang có ý nghĩa gì trong văn hóa và trong tâm linh? Khám phá thêm những thông tin thú vị về loài rắn này trong bài viết sau đây.

Nguồn gốc của loài rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa có tên khoa học là Ophiophagus hannah, thuộc nhóm các loài rắn độc có kích cỡ khổng lồ. Loài rắn này có đặc tính “ngóc đầu dậy” khi cảm thấy nguy hiểm nên rất dễ nhận diện, nọc độc của nó sẽ gây chết người nếu bị cắn. 

Nguồn gốc của rắn hổ mang chúa là ở tiểu lục địa Ấn Độ
Nguồn gốc của rắn hổ mang chúa là ở tiểu lục địa Ấn Độ

Rắn hổ chúa ở Việt Nam còn có tên gọi là rắn hổ bành, là một loài rắn độc lớn thuộc họ Elapidae. Loài rắn hổ mang có nguồn gốc ở Ấn Độ, tuy nhiên chúng đã phát triển và lan rộng ra nhiều quốc gia. Có thể dễ dàng tìm thấy loài này ở hầu hết ở vùng đồng bằng và rừng nhiệt đới của Ấn Độ cùng các khu vực khác của Nam Á như Trung Quốc. 

Con rắn hổ chúa được tôn kính nhưng danh tiếng khá đáng sợ mặc dù đặc tính của nó là ránh đối đầu với con người. Rắn hổ mang bành là loài rắn duy nhất trên thế giới có khả năng xây tổ để đẻ trứng. Không chỉ ở quê hương Ấn Độ, loài rắn này còn là biểu tượng nổi bật của truyền thống và thần thoại ở các nước như Myanmar, Sri Lanka và Ấn Độ…

Rắn hổ mang sống ở đâu?

Rắn hổ mang có rất nhiều khu vực sinh sống khác nhau ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Những địa điểm tìm thấy loài này nhiều nhất cụ thể như sau: 

Đất nước của thần rắn Ấn Độ 

Như đã nói ở trên, rắn hổ mang chúa xuất phát từ Ấn Độ, ngày nay đã có mặt tại nhiều quốc gia và khu vực trong đó có Bhutan, Burma, Thái Lan, Lào, Việt Nam… Rắn hổ chúa thường sinh sống trong rừng, cao nguyên đặc dụng, rừng cây hoặc ẩn nấp trong đồng cỏ gần sông suối, kênh rạch.

Vua rắn là loài đặc hữu trên khắp Đông Nam Á cùng với tiểu lục địa Ấn Độ. Chúng cũng được tìm thấy ở các khu vực phía nam của Đông Á nhưng tiểu lục địa Ấn Độ vẫn là nơi có mật độ rắn hổ chúa cao nhất. Ở khu vực này ghi nhận loài rắn xuất hiện tại các vùng như Goa, Western Ghats,…. 

Xung quanh dãy Himalaya có khá nhiều rắn hổ mang chúa 

Chúng cũng được tìm thấy rộng rãi quanh khu vực chân núi Himalaya, Uttar Pradesh, có ở bờ biển phía đông của Odisha và Andhra Pradesh và cũng sống tại các khu vực phía bắc của Tây Bengal. Các nhà khoa học cũng cho biết họ đã tìm thấy nhiều cá thể rắn hổ chúa trong rừng ngập mặn Sundarban và các khu vực khác quanh quần đảo Andaman.

Khu vực sinh sống của rắn hổ chúa ở những vùng nào?
Khu vực sinh sống của rắn hổ chúa ở những vùng nào?

Ngoài ra ở những khu rừng nhiệt đới tại các quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, Campuchia, Lào cũng là nơi sinh sống lý tưởng của chúng. Tại Trung Quốc loài vật này cũng được tìm thấy khá nhiều với số lượng lớn. 

Đặc điểm ngoại hình để nhận dạng rắn hổ mang chúa 

Rắn hổ mang chúa không hề sợ người, chúng được mệnh danh là “vua loài rắn” bởi hội tụ nhiều đặc điểm vượt trội. Bởi nọc độc của loài này rất nguy hiểm nên nếu gặp phải chúng hãy tìm cách tránh xa, nên di chuyển nhẹ nhàng và đảm bảo không có hành động nào gây hại cho chúng. Bạn nên biết cách nhận dạng loài rắn này với những loài rắn hổ mang khác để kịp thời né tránh nguy hiểm. 

Chiều dài và trọng lượng

Rắn hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới, rắn trưởng thành có thể dài tới 13,1 feet, trong đó cá thể rắn dài nhất từng được ghi nhận có chiều dài 19,2 feet. Con rắn hổ chúa thường ăn các động vật nhỏ khác như thằn lằn, động vật gặm nhấm, đôi khi cũng ăn trứng, động vật có vú nhỏ và các loài rắn khác. Rắn hổ chúa đực có kích thước lớn hơn đáng kể so với con cái. Chiều dài rắn hổ chúa là dài nhất trong các loài rắn, một số cá thể có thể dễ dàng vượt qua trọng lượng 10kg.

Màu sắc và hành động đe dọa kẻ thù

Đa số hổ mang chúa có màu vàng như nghệ ở dưới cổ, phía sau có hoa văn chữ V ngược rất dễ nhận dạng. Nếu chú ý sẽ thấy phần vảy nằm ở đỉnh đầu của con rắn hổ chúa khác xa so với hổ mang thông thường. Rắn hổ chúa sẽ ngóc đầu rất cao và có thể đuổi ngược lại kẻ thù nếu chúng nhận thấy có nguy hiểm. Do cơ thể dài vì vậy khi bành mang ra, sẽ dễ nhận dạng rắn hổ chúa hơn vì hình dáng không tròn như hổ mang thường.

Hổ mang chúa có một phần vảy màu đỏ nhưng hổ mang thường không có hai lớp vảy này. Mắt của rắn hổ chúa được đánh giá là có con ngươi hình tròn rõ rệt như mắt người nhìn rất dữ tợn.

Rắn hổ mang chúa con khá giống rắn cạp nia

Rắn non khi mới nở dễ bị nhầm với rắn cạp nia bởi chúng có lớp da màu đen và vằn màu trắng. Khi chỉ mới 1 ngày tuổi, những con rắn con này đã có nọc độc và có thể tự đi săn mồi. Chúng sẽ bắt đầu săn mồi những con mồi nhỏ so với kích thước của mình là thằn lằn, ếch, nhái, chuột con đôi khi là các loài rắn kích thước nhỏ.

Nọc độc của hổ mang bành nguy hiểm như thế nào? 

Theo các chuyên gia, rắn hổ chúa có thể giết chết nạn nhân bằng nọc độc vô cùng dễ dàng. Chỉ cần thông qua một vết cắn đã có thể chứa từ 200 – 500mg nọc độc mạnh. Thông thường, vết cắn của rắn hổ chúa có thể giết chết người trưởng thành khỏe mạnh chỉ sau 30 phút.

Nhanh chóng xử lý vết thương do rắn hổ mang chúa cắn
Nhanh chóng xử lý vết thương do rắn hổ mang chúa cắn

Khi vào cơ thể, nọc độc của rắn hổ mang chúa nhanh chóng tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương. Nạn nhân lập tức thấy mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và dần dần tê liệt thần kinh. Sở dĩ nọc độc rắn hổ chúa đáng sợ là bởi trong đó có hợp chất gồm các độc tố thần kinh và cytotoxin, trực tiếp làm tổn hại mô thần kinh và làm vô hiệu các tế bào.

Cách xử lý khi bị rắn hổ mang cắn

Người bị rắn hổ mang chúa cắn không nên băng garo, tránh cột chặt để đảm bảo máu có thể lưu thông. Nếu buộc quá chặt có thể khiến phần này dễ hoại tử hơn nữa đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo có khả năng chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân vào cơn sốc và tử vong lập tức.

Sau khi xác định bị rắn độc cắn, điều đầu tiên là giữ nạn cần nằm im rồi cố định vùng bị cắn. Làm như vậy để hạn chế việc xâm nhập của nọc độc vào cơ thể, hoặc ít nhất là làm chậm tốc độ xâm nhập của chất độc.

Người bị rắn cắn tuyệt đối không tự tiện đi lại, trích, rạch, châm, chọc vùng bị rắn cắn. Hành động này tưởng chừng như sẽ loại bớt chất độc ra khỏi cơ thể nhưng sẽ vô tình làm chất độc di chuyển nhanh hơn, giảm bớt thời gian cứu sống.

Ngoài ra, nếu trúng độc do rắn hổ mang chúa cắn không được đắp đá, chườm lạnh đồng thời tránh các loại hóa chất, thuốc, lá cây bôi lên vết cắn. Nọc độc rắn hổ mang đặc biệt nguy hiểm và tỷ lệ thiệt mạng cao nên nếu phát hiện bị rắn cắn cần lập tức di chuyển tới bệnh viện để được điều trị, cấp cứu kịp thời.

Nằm mơ thấy con rắn hổ mang là điềm báo gì?

Nếu trong giấc mơ của bạn thấy có hổ mang chúa đang bành mang ra dọa dẫm thì đừng quá lo lắng. Đây là dấu hiệu cho thấy thời gian tới bạn sẽ có may mắn, sự nghiệp thuận lợi, tình cảm phát triển và nhiều sự thay đổi tích cực khác. 

Hầu hết những giấc mơ thấy rắn mang ý nghĩa tích cực
Hầu hết những giấc mơ thấy rắn mang ý nghĩa tích cực

Theo quan niệm tâm linh, rắn hổ chúa là vua của rắn, mơ thấy vua chúa là điềm báo tốt, không cần sợ hãi. Bạn cũng có thể nắm bắt thời cơ mơ thấy rắn hổ chúa đánh số 00 biết đâu sẽ có may mắn tài lộc bất ngờ.

Ý nghĩa tâm linh của rắn hổ mang chúa

Trong hầu hết các câu chuyện ở Việt Nam, hình tượng rắn thường gắn với cái ác. Người Việt quan niệm rắn là loài đáng sợ bởi một số loài rắn độc có thể giết người nhanh chóng. Nên nhiều người xấu, ác, gian manh thường được ví như loài rắn.

Trong quan niệm dân gian, rắn là con vật hiểm ác, tinh quái đi liền với nhiều điềm xấu. Nhưng cũng chính vì những đặc tính đó, nhiều người đã thần thánh hóa loài rắn hổ chúa, thờ cúng chúng như một vị thần để mong rắn không làm hại người.

Rắn hổ mang chúa có ăn được không?

Thịt rắn hổ mang không có độc vì nhiều người đã chế biến món thịt rắn hoặc pha mật rắn, máu rắn vào rượu để uống. Thịt rắn hổ mang thậm chí còn là đặc sản của nhiều nhà hàng mà không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức.

Có thể ăn rắn hổ mang chúa nhưng phải cẩn thận loại bỏ nọc rắn
Có thể ăn rắn hổ mang chúa nhưng phải cẩn thận loại bỏ nọc rắn

Mật rắn được chứng minh là có chứa cholesterol, các axit panmitic, stearic, có thể chữa ho, giảm đau hiệu quả. Không nên dùng mật rắn bừa bãi, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để đảm bảo an toàn. Nhiều người cho biết họ đã pha mật rắn vào rượu để uống nhưng hương vị không dễ chịu. Nếu trực tiếp dùng máu rắn thì cảm giác rất tanh tới mức có thể gây nôn.

Thịt rắn hổ mang bành được cho là có tác dụng có tác dụng giảm đau, trừ phong thấp, định kinh giản hoặc tiêu độc. Thịt rắn chứa khá nhiều protein nên nếu chế biến thành các món ăn có thể thưởng thức như bình thường. Chỉ cần chú ý loại bỏ hoàn toàn nọc độc của con rắn để đảm bảo an toàn.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về rắn hổ mang chúa giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về loài vật này. Rắn không phải lúc nào cũng đáng sợ bởi tập tính của loài vật này là không chủ động tấn công nếu chúng không nhận thấy nguy hiểm. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ nhận dạng được đâu là rắn hổ bành và đã biết cách xử lý nếu không may bị rắn cắn. 

Bài viết mới nhất