Theo các nhà khoa học rắn ráo được đánh giá là loài động vật mang đầy đủ nét đặc trưng của họ rắn nước. Chúng rất hiền lành do đó thường là đối tượng chính của các kẻ săn mồi, trong đó có con người. Hãy cùng tìm hiểu xem những đặc điểm chính, tập tính và cách phân loại của loài rắn này như thế nào thông qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm của rắn ráo
Rắn ráo thường được biết đến là một loại động vật thuộc họ nhà rắn nước. Chúng xuất hiện phổ biến nhất tại vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ với nhiều tên gọi khác nhau như rắn lãi, rắn chuột Đông Dương… nên nhiều chắc chắn sẽ ko cảm thấy xa lạ.
Một số đặc điểm nổi bật của rắn chuột Đông Dương có thể kể đến là:
- Cơ thể thon dài có nhiều vảy sẫm màu, thông thường rắn ráo có thể dài từ 1,2 đến 2m. Phần lưng thường có màu nâu sậm thay đổi dần sang màu sáng, xám trắng ở vùng bụng.
- Chúng là loài động vật có đôi mắt rất to, đen và sáng, giúp hỗ trợ việc săn bắt trong một phạm vi rất lớn.
- Đầu của rắn ráo có dạng hình bầu dục, tương đối hẹp một số loại rắn có thể có hình tam giác, đuôi của chúng khá dài và thon nhọn.
- Bên cạnh đó, loài rắn này cũng có khả năng bơi khá điêu luyện, điều này giúp nó thoát khỏi các tình huống nguy hiểm hoặc tìm kiếm thức ăn ở dưới nước.
Những đặc điểm nổi bật của rắn ráo chủ yếu giúp nó phân biệt với các con khác cùng loài đồng thời là hỗ trợ kiếm ăn và săn bắt con mồi. Phần nhỏ khác giúp chúng thu hút bạn tình, giao phối và thực hiện chức năng sinh sản.
Tập tính của rắn lãi
Rắn ráo có tập tính sống tương đồng với những loài rắn khác, chúng rất ưa thích sống ở các bụi rậm, rừng cây, đặc biệt là sống xung quanh nhà dân. Chúng ta thường bắt gặp loài rắn này ở vùng nông thôn nhiều hơn là ở thành phố.
Thức ăn và săn mồi
Nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển là lý do chính khiến chúng vô cùng yêu thích những nơi này. Ngoài ra cũng có một số ít rắn ráo sẽ sống ở xung quanh các khu vực có nước như ao, hồ, đầm lầy do đặc tính giống loài cũng như nguồn thức ăn phong phú.
Đây là loài động vật có tập tính săn mồi, chúng chủ yếu hoạt động về ngày, ban đêm hầu như không hoạt động gì mà lui về trú ẩn ở hang ổ. Thức ăn được rắn ráo ưa thích thường là một số loại động vật nhỏ, lưỡng cư như ếch, nhái, cá, chuột và trứng chim.
Khi bị tấn công, chúng sẽ trốn rất nhanh hoặc tấn công lại đối phương khi bị công kích. Rắn ráo sẽ trốn vào các bụi cây rậm rạp khó tìm ra hoặc nếu gần mặt nước thì chúng sẽ lặn xuống dưới, bơi ngửa đầu.
Tập tính sinh sản
Loài rắn này có tập tính sinh sản đặc biệt, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Chúng có những màn giao phối tập thể, khi đó con đực sẽ tìm kiếm các con cái và giao hoan với nhau. Con đực có thể giao phối với rất nhiều con cái những mỗi con cái chỉ giao phối với duy nhất một con đực. Khoảng thời gian này sẽ kéo dài từ 1 – 4 giờ tùy loài.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng tinh trùng của loài rắn ráo được có thể được lưu giữ trong cơ thể con cái trong một khoảng thời gian dài. Có một số con cái có thể tự sinh sản sau một năm nhờ vào lượng tinh trùng lưu trữ đó mà không cần giao phối lại.
Rắn ráo là loài đẻ trứng do đó sau quá trình giao phối và mang thai, chúng sẽ làm một tổ mới để sinh nở. Mỗi con cái sẽ đẻ được khoảng 12 quả trứng và các quả trứng này sẽ nở sau khoảng 1 tháng tùy vào điều kiện.
Hầu hết các loài được ghi nhận có tuổi thọ trung bình khá cao kéo dài từ 10 đến 15 năm. Chúng được đánh giá là một trong những loài rắn có tuổi thọ trung bình dài nhất trong các loài rắn nói riêng và trong các loài động vật nói chung.
Rắn ráo có độc hay không?
Thông thường thì rắn ráo không có độc, chúng khá hiền lành và nhút nhát do đó thường là mục tiêu săn bắt của con người. Một số vùng còn thường xuyên sử dụng loại rắn này như một loại thực phẩm để chế biến thành các món nhậu, món ăn chính trong bữa cơm.
Tuy nhiên, theo báo cáo thì vẫn có những trường hợp rắn ráo tấn công con người và một số loại rắn có nọc độc. Tuy nhiên số lượng rắn độc này là khá ít và hầu như không xuất hiện ở khu vực người dân sinh sống. Nọc độc của rắn này khá mạnh, khi bị cắn độc tính sẽ phát tác trong khoảng thời gian ngắn, do đó nếu không được xử lý kịp thời thì nạn nhân vẫn hoàn toàn có nguy cơ tử vong cao.
Hiện nay ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp con người bị rắn ráo tấn công hoặc loại rắn ráo có độc tấn công, chủ yếu là do loại rắn này quá hiền lành. Hoặc một giả thuyết được đưa ra là các loại rắn ráo có độc không xuất hiện tại Việt Nam.
Có những loại rắn ráo nào?
Rắn ráo được phân chia thành nhiều loại khác nhau, chủ yếu dựa vào đặc điểm bên ngoài để phân loại chúng. Tại Việt Nam các loài rắn ráo phổ biến nhất bao gồm:
Rắn ráo trâu
Đây là loài rắn ráo có số lượng nhiều nhất tại Việt Nam, người dân thường xuyên bắt gặp rắn này xung quanh nhà và những khu vực rậm rạp. Ngoài tên gọi là rắn ráo trâu chúng còn được gọi với một số cái tên như rắn Long Thừa, Hổ vện, Hổ hèo,… tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau.
Đặc điểm chính của loài rắn này là khá to, chúng có chiều dài có thể lên tới hơn 2m và nặng hơn 1kg. Chúng cũng thường được nuôi để làm thịt và mang lại giá trị kinh tế cho người nuôi.
Rắn ráo hoa
Một loại rắn khác thuộc loài rắn ráo chính là rắn hoa, sở dĩ chúng được gọi là rắn hoa bởi khác với các loại rắn ráo thông thường có màu nâu nhạt ở lưng và màu sáng trắng ở bụng, loài rắn này lại có nhiều màu sắc hơn. Trong đó các lớp vảy của chúng được kết hợp bởi đa sắc màu như những bông hoa in chìm trên cơ thể.
Rắn ráo vàng
Ngoài ra, một loài rắn khá phổ biến khác là rắn rào vàng. Loài rắn này sở hữu đầy đủ mọi đặc điểm và tập tính của những con rắn ráo đồng loại, điểm khác biệt duy nhất chỉ nằm ở màu sắc khi toàn thân nó có màu vàng nhạt, xen lẫn những đường đen nhỏ. Loài rắn này rất dễ phân biệt do màu sắc cơ thể có phần nổi bật hơn.
Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Thông thường nếu chúng ta không công kích rắn ráo thì chúng sẽ không bao giờ tấn công con người. Nếu bạn gặp phải trường hợp không may thì cần phải nắm được các kỹ năng cơ bản để giải quyết tình huống, tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.
Nhận biết triệu chứng khi bị rắn độc cắn
Thông thường khi bị các loại rắn thường cắn, nạn nhân chỉ cảm thấy bị đau sưng nhẹ và có phần tấy, Tuy nhiên khác với rắn thường, khi bị rắn độc cắn, các triệu chứng của bạn sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Một vài biểu hiện thường gặp là:
- Các vết cắn sâu, có hằn dấu của nọc độc
- Đau nhức nghiêm trọng tại các vết cắn và lan ra các vùng xung quanh trong vòng từ 15 – 30 phút.
- Tại vùng da bị rắn cắn có thể sưng, bầm tím nếu không kịp thời xử lý sẽ gây ra tình trạng hoại tử.
- Bạn cũng có thể xuất hiện các tình trạng buồn nôn, khó thở hoặc ngất xỉu và mất đi ý thức tạm thời.
- Tình trạng đông máu và xuất huyết cũng có thể xảy ra ở một số người trong đó phổ biến nhất là các triệu chứng về mặt thần kinh như liệt toàn thân, suy hô hấp, ngừng thở.
Cách sơ cứu tạm thời khi bị rắn độc cắn
Nếu bị rắn độc cắn, cách tốt nhất là đưa nạn nhân đi đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, nhanh chóng, nhất là những trường hợp chuyển biến nặng, bắt đầu đau nhức hoặc thâm tím vùng bị rắn cắn.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tiến hành sơ cứu cho nạn nhân trong thời gian chờ đợi cứu thương bằng cách:
- Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, tránh xa con rắn.
- Hạn chế để nạn nhân cử động, dùng khăn hoặc miếng giẻ buộc chặt khu vực vết cắn để làm chậm đi quá trình lây lan của nọc độc đến các bộ phận khác.
- Nới lỏng quần áo, hạn chế chèn ép lên vết cắn để giúp chúng không sưng lên.
- Làm sạch vết cắn bằng dụng cụ khử trùng hoặc xà phòng kết hợp nước muối sinh lý. Sau đó dùng miếng gạc khô để băng vết thương lại.
Một số lưu ý khi sơ cứu
Để tránh tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ thì trong quá trình sơ cứu nạn nhân, bạn cần phải nắm rõ một vài lưu ý dưới đây để tránh gặp phải những sai lầm.
- Khi dùng miếng giẻ hoặc khăn buộc, bạn tuyệt đối không được cột chặt vào vùng bị cắn mà nên buộc cách khoảng 3 – 5cm. Nếu buộc chặt tại vết cắn sẽ khiến máu không thể lưu thông dẫn đến tình trạng hoại tử.
- Không đắp các loại lá cây, hóa chất tùy tiện mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khóa.
- Không tự ý rạch, đâm chích vết thương sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Thay vì cố bắt hoặc tấn công con rắn, bạn nên ghi nhớ kỹ các đặc điểm để mô tả với bác sĩ nhằm phục vụ cho quá trình nhận dạng loài rắn và lọc độc để có phương hướng xử lý phù hợp.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tránh trường hợp xấu xảy ra.
Lời kết
Như vậy bài viết trên đã giới thiệu chi tiết thông tin về loài rắn ráo. Đây là loài động vật tương đối hiền lành và nhút nhát do đó nếu không bị chủ động công kích thì chúng cũng sẽ không tấn công bạn. Hãy lưu ý điều này để tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn xảy ra và phòng ngừa cho cả những người xung quanh bạn nữa.