Thú mỏ vịt – Loài động vật kỳ lạ nhiều bí ẩn cần khám phá

Thú mỏ vịt là một trong những sinh vật kỳ lạ nhất bậc nhất trong vương quốc động vật mà nhiều nghiên cứu, báo cáo vẫn chưa lý giải được. Với vẻ ngoài độc và lạ, khi mới được phát hiện loài động vật này từng khiến các nhà tự nhiên học Châu Âu bối rối. Bài viết sau đây đã tổng hợp những đặc điểm thú vị về loài vật này để bạn tham khảo.

Đặc điểm của thú mỏ vịt là gì?

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh, theo nghiên cứu đây là loài vật đặc hữu của miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cơ thể chúng là sự kết hợp thú vị của phần đuôi như mái chèo, giống hải ly phần thân mình thon như rái cá còn chân màng như vịt. 

Nó cùng với bốn loài thú lông nhím khác tạo thành nhóm năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại. Đây là nhóm những loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng thay vì đẻ con. Chúng có đặc điểm sinh học gần như trái ngược với quy luật tự nhiên từ trước đến nay. 

Các kiến thức khoa học mới nhất cũng chưa giải mã được nguồn gốc tổ tiên của con vật kỳ lạ này. Nhưng nhiều hóa thạch được tìm thấy cho biết khả năng cao tổ tiên của chúng ngày xưa có hình dạng khá giống hiện tại. 

Tên khoa học của thủ mỏ vịt là Ornithorhynchus anatinus
Tên khoa học của thủ mỏ vịt là Ornithorhynchus anatinus

Nghiên cứu chỉ ra rằng vào thời nguyên thủy thú mỏ vịt đã cố gắng rời khỏi cuộc sống dưới nước nhưng khả năng thích nghi chưa hoàn thiện để đối diện với tất cả khó khăn ở trên cạn. Sau đó chúng đã quay trở lại môi trường nước để kiếm ăn và qua quá trình tiến hóa.

Loài thú này có mỏ rất nhạy cảm với khả năng cảm nhận sóng âm thanh, chuyển động và điện trường chúng tạo ra. Thay vì nhai nghiền nát thức ăn bằng những mảnh sừng trong mỏ, thú mỏ vịt sẽ nghiền thức ăn cùng với cát và sạn. Những con vật này thông thường rất nhút nhát, chỉ có con đực hung hăng trong mùa sinh sản.

Sinh sản của loài “chuột chũi nước” 

Tỷ lệ sinh sản của thú mỏ vịt thuộc nhóm thấp nhất trong thế giới động vật. Cứ hai cá thể cái thì chỉ có một con có thể đẻ trứng nên số lượng loài không cao. Vào mùa sinh sản, con cái cái sẽ ở một mình trong những cái hang dưới lòng đất và đẻ từ 2-3 trứng. Thời gian đẻ trứng là khoảng giữa tháng 8 và tháng 10 sau đó con cái sẽ dành 12-14 ngày ấp trứng bằng bụng và đuôi. Sau hai tuần trứng nở thì con non chỉ dài khoảng 1,25cm. 

Cứ hai cá thể cái chỉ có một con sẽ đẻ trứng
Cứ hai cá thể cái chỉ có một con sẽ đẻ trứng

Tuy là động vật có vú nhưng thú mỏ vịt mẹ không có đầu vú, sữa được tạo ra từ những tuyến lớn ở dưới da. Sữa tiết ra từ hai chỗ có cấu trúc tương tự như núm vú, khi con non đè vào những nơi đó sữa sẽ chảy xuống lông bụng của mẹ rồi chúng liếm và mút sữa chảy ra. 

Sữa thú mỏ vịt có nhiều chất sắt, hàm lượng sắt được tính toán là nhiều gấp 60 lần lượng sắt có trong sữa bò. Con non sẽ uống sữa mẹ từ 4-5 tháng và vẫn ở trong hang vào khoảng thời gian này. Con mẹ nuôi con của mình từ 3 đến 4 tháng đầu khi của chúng biết bơi thì có thể sống tự lập.

Hành vi thường gặp ở thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt không chỉ có ngoại hình kỳ lạ mà hành vi của chúng cũng rất thú vị. Sau đây là một số hành vi của loài vật này có thể sẽ khiến bạn bất ngờ:

  • Thích sống gần nước, thích đào hang ở bờ sông hay bờ hồ để ở, để đẻ trứng, ấp con. Hang của chúng sẽ có một lối thoát ở trên cạn và một lối thoát dưới nước.
  • Vào mùa đông lạnh giá chúng vẫn sẽ bơi lội tìm kiếm thức ăn. Chúng buộc phải thích nghi với cái lạnh bằng cách làm cho cơ thể nóng lên để duy trì thân nhiệt. Vào mùa hè chúng ăn nhiều hơn để dự trữ mỡ, mùa đông cũng dành nửa ngày để kiếm ăn, tích trữ năng lượng để tỏa nhiệt.
Thú mỏ vịt chủ yếu hoạt đồng về đêm, săn mồi dưới nước
Thú mỏ vịt chủ yếu hoạt đồng về đêm, săn mồi dưới nước
  • Khi ở trên cạn thú mỏ vịt sử dụng đôi mắt tinh tường để nhìn xa nhưng không thể nhìn thấy những gì ở bên dưới mõm.
  • Chúng chủ yếu hoạt động về đêm, đỉnh điểm là rạng đông và chạng vạng tối sẽ ra ngoài bắt ăn những động vật nhỏ ở nước Chỉ trong một ngày, một con trưởng thành có thể ăn lượng thức ăn bằng nửa trọng lượng cơ thể chúng.
  • Đuôi của thú mỏ vịt khá ngắn có chức năng chính là dự trữ mỡ để dùng vào mùa đông, Lưu ý là loài vật này không hề ngủ đông, chúng vẫn đi kiếm ăn dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đuôi còn là bộ phận quan trọng để chúng chúng định hướng, lái dưới nước. 

Vòng đời và lịch sử của loài mỏ vịt

Thú mỏ vịt có tuổi thọ khá cao, nếu sống trong điều kiện nuôi nhốt lý tưởng có thể sống đến 20 năm. Nếu sinh sống bình thường trong điều kiện tự nhiên thì vòng đời ước tính chỉ khoảng 12 năm. Nghiên cứu những cá thể sống ở hồ nước ngọt, phân bố ở phía đông nước Úc cho thấy tuổi thọ trung bình của chúng từ 10-17 năm. Không hề quá khi nói mỏ vịt được gọi là một trong những báu vật của thiên nhiên nước Úc. 

Hiện nay người ta vẫn chưa thể nghiên cứu toàn bộ về chu kỳ sống của “chuột chũi nước”. Các nhà nghiên cứu chỉ biết rằng con đực không đóng vai trò gì trong thời gian nuôi con. Sau khi giao phối, con cái sẽ mang thai rồi tự mình đẻ trứng, tự mình chăm con đến lúc trưởng thành.

Vào cuối những năm 1700, mẫu vật đầu tiên được tìm thấy và gửi đến cho các nhà nghiên cứu ở Châu Âu. Vào thời điểm đó một số nhà tự nhiên học đã nghĩ rằng con vật này là giả bằng cách khâu mỏ của một con vịt vào cơ thể hải ly bởi hình dáng quá kỳ lạ.

Về sau, các nhà khoa học cho rằng thú mỏ vịt chính là “họ hàng” lâu đời nhất của các loài động vật có vú còn sống đến ngày nay. Theo nghiên cứu, tổ tiên của loài này đã xuất hiện trên Trái Đất trước khi khủng long tuyệt chủng từ hơn 112 triệu năm về trước.

Vòng đời có thể kéo dài đến 20 năm trong điều kiện nuôi nhốt
Vòng đời có thể kéo dài đến 20 năm trong điều kiện nuôi nhốt

Sự lợi hại của thú mỏ vịt như thế nào? 

Để sinh sống trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt loài vật này phải tiến hóa để chống lại kẻ thù. Sự lợi hại của chúng cũng là những đặc điểm thú vị mà không phải loài vật nào cũng có được.

Mỏ siêu nhạy cảm

Thú mỏ vịt có thể lặn dưới nước khoảng 1 phút nhưng không mở mắt, ngoài ra mũi và tai cũng được bịt kín để không cho nước chui vào. Chúng sử dụng giác quan trên mõm để cảm nhận và tìm kiếm thức ăn. 

Cái mõm mềm là nơi tập trung rất nhiều tế bào thần kinh giúp loài động vật này cảm nhận mọi thứ dưới nước. Phần mỏ của loài động vật này nhạy cảm đến nỗi có thể tìm thấy thức ăn thông qua cảm nhận sóng âm thanh, chuyển động và điện trường chúng tạo ra.

Chiếc mỏ đặc biệt của chúng được xem như là “giác quan thứ 6” vì hiếm có động vật nào có khả năng nhận biết trường điện từ phát ra bởi sinh vật sống khác như cách chúng làm được. 

Thú mỏ vịt có đôi chân ngắn nhưng rất mạnh mẽ và hữu ích

Chân của loài vật này mọc ra hai bên khá tương đồng với loài bò sát. Chân ngắn nhưng mạnh, có lớp màng bơi hỗ trợ quá trình bơi lặn, săn mồi. Lúc ở trên cạn, chúng có thể gấp màng chân lại để có thể dùng móng chân cho việc đào bới. Chúng bơi dưới nước bằng cách đẩy hai chân trước như chèo thuyền, còn chân sau và đuôi nhận nhiệm vụ điều hướng.

Tiêu hóa thức ăn dù không có dạ dày

Đa số mọi loài động vật đều có dạ dày để tiêu hoá thức ăn nhưng mỏ vịt thì không. Loài thú này có cuống họng kết nối trực tiếp đến ruột mà không cần đi qua dạ dày tiêu hóa. Cũng vì thiếu dạ dày nên cơ thể của chúng không cần tiết ra axit để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Với cấu tạo cơ thể đặc biệt chúng vẫn sinh sống, hoạt động rất tốt, không bị ảnh hưởng bởi việc thiếu phần dạ dày.

Mắt cá chân của con đực có chứa chất độc

Thông thường con thú mỏ vịt đực có cựa độc trên bàn chân sau, tuyến chất độc nằm ở đùi nhưng tấn công rất linh hoạt. Chất độc của nó đó không gây chết người nhưng sẽ gây đau đớn và cũng đủ mạnh để giết chết một con chó.

Phần cựa độc khá tương đồng với một cái móng chân cỡ lớn vậy nằm ở mặt trong mỗi mắt cá. Chúng có thể sử dụng cái cựa này giống cách loài rắn dùng răng nanh vậy. Một số nghiên cứu mạnh dạn cho rằng nọc độc này một ngày nào đó có thể trở thành liều thuốc giúp chữa bệnh tiểu đường.

Chỉ các cá thể đực mới có độc bên cạnh đó lượng độc sẽ được tiết ra nhiều hơn trong mùa sinh sản. Lúc này cựa của chúng sẽ trở thành vũ khí giúp giành lợi thế giao phối.

Bộ lông thú mỏ vịt có khả năng phát sáng trong bóng tối

Loài thú này có thân mình dài và dẹt, mình phủ đầy lông nâu, ngắn thoạt nhìn rất mượt mà. Bộ lông này hoàn toàn không thấm nước để chúng có thể thích nghi với điều kiện sống dưới nước 12 tiếng mỗi ngày, đôi lúc còn phải săn mồi ở nhiệt độ gần 0 độ C.

Mắt cá chân có độc và bộ lông có khả năng phát sáng
Mắt cá chân có độc và bộ lông có khả năng phát sáng

Khi nhìn vào con thú mỏ vịt trong điều kiện ánh sáng bình thường sẽ thấy bộ lông của chúng có màu nâu đậm. Nhưng khi các nhà khoa học quan sát con vật dưới tia cực tím, điều ngạc nhiên đã xuất hiện là  bộ lông của chúng phát ra ánh sáng xanh lá và xanh dương. Ánh sáng lập loè phát là là kết quả của hiện tượng huỳnh quang sinh học vô cùng hiếm thấy đối với các loài thú có vú, đặc biệt là những loài đẻ trứng.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về loài thú mỏ vịt vừa kỳ lạ vừa đáng yêu. Tuy có vẻ ngoài kỳ lạ, tập tính và hành vi lai giữa những loài khác nhau nhưng chúng vẫn vô cùng đáng yêu. Trong tương lai vẫn sẽ có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về những con thú này để lý giải những điều còn bỏ ngỏ. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về loài động vật bí ẩn nhất hành tinh này. 

 

Bài viết mới nhất