Tỷ lệ tử vong do cá nóc mít rất cao (khoảng 60%) nếu cấp cứu chậm. Chất độc Tetrodotoxin không phân hủy bởi nhiệt khi nấu ăn và không tan trong nước, chính vì vậy dù áp dụng các biện pháp chế biến nghiêm ngặt, chất độc vẫn gây hại cho cơ thể. Xem chi tiết tại bài viết này.
Thông tin về cá nóc mít
Cá nóc mắt đỏ được người dân miền Tây gọi là cá nóc mít, có kích thước lớn nhất khoảng 6cm, thường sống ở những thủy vực có dòng chảy. Độc tố của loài cá nóc nước ngọt này được xác định là tetrodotoxin, tương tự như độc tố cá nóc biển Việt Nam và một số loài sinh vật độc khác như so, mực đốm xanh…
Có thể bạn quan tâm:
- Ngộ độc cá nóc: Nguyên nhân, dấu hiệu bị là như thế nào?
- Tổng hợp những món ngon từ cá nóc mách bạn siêu dễ làm
- Ăn cá nóc độc như thế nào? Ăn cá nóc có tốt không? Trả lời
Do kích cỡ và trọng lượng khá nhỏ nên người dân thường ăn toàn bộ cơ thể cá nóc mít khiến khả năng ngộ độc rất cao (độc tố nhiều nhất ở cơ quan sinh dục và gan), có thể gây tử vong cho người ăn.
Chi tiết trường hợp ngộ độc vì cá nóc mít
Hai bệnh nhân là ông Nguyễn Văn Khá (63 tuổi) và vợ là Bùi Thị Há (61 tuổi), cùng ngụ xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang. Theo người nhà nạn nhân cho biết, sáng 16/6, bà Há mua cá nóc mít nước ngọt từ một người đánh chài lưới gần nhà. Bà làm sạch và giữ lại gan để nấu cho cả nhà cùng ăn.
Sau khi ăn khoảng 30 phút, cả 6 người ăn cá có triệu chứng ngộ độc như vật vã, tê khắp người và choáng váng. Ngay lập tức các nạn nhân được đưa đến BVĐK huyện Phụng Hiệp cấp cứu. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhân bị ngộ độc cá nóc. Tuy nhiên, do ông Khá và bà Há bị ngộ độc nặng nên được chuyển viện lên BVĐK Cần Thơ. Hai người con và 1 người cháu đang được điều trị tại BVĐK Phụng Hiệp, một người cháu khác bị ngộ độc nhẹ, đã được bác sĩ cho về nhà.
Để chủ động có các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có Công văn gửi Sở Y tế tỉnh Hậu Giang chỉ đạo các đơn vị chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do sử dụng cá nóc cho người dân.
Trong đó yêu cầu loại bỏ cá nóc ngay từ khi kéo lưới, đánh bắt tại bến cá, tuyệt đối không sử dụng cá nóc làm thực phẩm dưới bất cứ hình thức nào, đồng thời tuyên truyền cho người dân về việc không sử dụng các loại sinh vật và sản phẩm có chứa độc tố tự nhiên cao như so biển, ve sầu, bọ xít, mật cá trắm… để đề phòng nguy cơ ngộ độc ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.
Khuyến cáo tuyệt đối không ăn cá nóc mít
Người dân không nên chế biến thịt cá nóc mít làm món ăn vì độc tố thường nằm ở ruột gan, trứng và tinh hoàn của cá. Chính vì thế dù có làm sạch như thế nào đi nữa thì độc tố vẫn còn. Chất độc Tetrodotoxin của cá nóc mít có độc tính gấp 1000 lần Xyanua – một trong những loại độc tố mạnh nhất. Chất độc này tập trung nhiều ở da, gan, ruột, cơ bụng, túi tinh và đặc biệt là trứng cá.
Ngay sau khi ăn từ 5-20 phút, độc tố của cá nóc mít bắt đầu hấp thu và phát tán. Chính Tetrodotoxin là loại độc tố thần kinh vô cùng nguy hiểm nên nếu ăn cá nóc dễ bị liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, truỵ tim mạch và tử vong.
Có thể bạn quan tâm:
- Ong bắp cày – Ong sát thủ trong các khu rừng tự nhiên
- Rắn Mamba đen – Chúa tể loài rắn độc đến từ châu Phi
Tỷ lệ tử vong do cá nóc mít rất cao (khoảng 60%) nếu cấp cứu chậm. Chất độc Tetrodotoxin không phân hủy bởi nhiệt khi nấu ăn và không tan trong nước, chính vì vậy dù áp dụng các biện pháp chế biến nghiêm ngặt, chất độc vẫn gây hại cho cơ thể.
Bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn cá nóc nhằm tránh nguy cơ ngộ độc, hoặc nếu nhận thấy có biểu hiện bất thường sau khi ăn cá nóc như đau bụng, buồn nôn, khó thở, tê cứng chân tay… cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Trên đây là tổng hợp thông tin về cá nóc mít. Bạn đọc không nên ăn loài cá này vì nguy cơ gây độc và tử vong cao. Hãy tránh xa nhé.