Những sự thật về rắn hổ mang chúa có thể bạn không ngờ tới

Rắn hổ mang chúa có tên khoa học là Ophiophagus hannah, là loài rắn độc có kích cỡ khổng lồ và đặc tính “ngóc đầu dậy” khi cảm thấy nguy hiểm. Đặc điểm sinh học nổi bật đó khiến rắn hổ mang được xem là loài rắn độc phổ biến, dễ nhận diện nhất trên thế giới.Dưới đây là một số thông tin thú vị về rắn hổ mang.

Môi trường sống của rắn hổ mang chúa

Loài rắn hổ mang chúa có nguồn gốc ở Ấn Độ, tuy nhiên chúng có thể được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác nhau như Bhutan, Burma, Thái Lan, Lào, Việt Nam… Rắn hổ mang sinh sống trong rừng cao nguyên đặc dụng, rừng cây và đồng cỏ gần sông suối, kênh rạch.

Có thể bạn quan tâm:

Rắn hổ mang sinh sống trong rừng cao nguyên đặc dụng
Rắn hổ mang sinh sống trong rừng cao nguyên đặc dụng

Kích thước “khổng lồ” của rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài trung bình của một con trưởng thành là khoảng 3 đến 4m.

Theo số liệu được ghi nhận, cá thể rắn hổ mang chúa đạt chiều dài tối đa trong tự nhiên là 7m, được phát hiện tại dãy núi Ghats Tây ở Ấn Độ. Rắn hổ mang chúa đực có kích thước lớn hơn so với con cái.

Rắn hổ mang chúa ăn thịt đồng loại

Rắn hổ mang chúa là loài vật ăn thịt đồng loại. Chúng đi săn những loài rắn khác như rắn săn chuột, trăn nhỏ và nhiều loài rắn độc khác. Ngoài ra, rắn hổ mang chúa cũng săn các loài có xương sống nhỏ khác, chẳng hạn thằn lằn, chim và gặm nhấm.

Chế độ ăn của chúng không khác nhiều so với các loại rắn khác. Thực đơn gồm có ếch và cóc, thằn lằn, chim, trứng chim, gà, các loại chuột, các loại rắn khác và cả côn trùng.

Tuổi thọ của rắn hổ mang chúa

Tuổi thọ trung bình của rắn hổ mang chúa hoang dã là khoảng 20 năm.

Tuổi thọ trung bình của rắn hổ mang chúa hoang dã là khoảng 20 năm.
Tuổi thọ trung bình của rắn hổ mang chúa hoang dã là khoảng 20 năm.

Rắn hổ mang chúa là loài cực độc

Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin gồm các độc tố thần kinh, cytotoxin và một vài hợp chất khác. Những chất này có thể gây tổn hại mô thần kinh và làm vô hiệu các tế bào. Rắn hổ mang chúa có khả năng tiêm một lượng lớn nọc độc với liều khoảng 200 đến 500mg vào nạn nhân trong một vết cắn. Nọc độc của rắn hổ mang chúa sẽ khiến con mồi giảm thị lực nhanh chóng, gây tê liệt, sau đó là suy hô hấp và tim ngừng đập và tử vong.

Một số trường hợp, lượng nọc độc rắn hổ mang chúa tiết ra trong một vết cắn có thể lên tới 7ml, đủ để giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng. Nếu con người bị rắn hổ mang chúa cắn, nọc độc của nó sẽ tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt, tê liệt thần kinh, hôn mê và thiệt mạng nhanh chóng. Một vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể giết chết người trưởng thành chỉ sau 30 phút.

Đầu tiên, bạn đừng quên thứ mà chúng phun ra thực sự có độc. Thứ hai là, khi phun nọc độc, chúng luôn nhắm vào mắt – một cơ quan cực kỳ dễ bị tổn thương. Thứ ba là, các nghiên cứu cho thấy rắn hổ mang phun trúng mục tiêu của chúng ít nhất là 8/10 lần – một mức độ chính xác chết người. Riêng loài rắn hổ mang phun độc Mozambique thì phun trúng mục tiêu tất cả cả lần. Một khi nọc độc này dính vào mắt, bạn sẽ cảm thấy đau và buộc phải rút lui. Nếu không chữa trị, nạn nhân có thể sẽ bị mù. Đó là sức mạnh của một con rắn hổ mang phun nọc. Trong trường hợp này, huyết thanh kháng độc sẽ không có hiệu quả. Điều tốt nhất phải làm là nhanh chóng rửa mắt để loại bỏ chất độc, và sau đó tới bác sĩ để được nhỏ thuốc kháng sinh.

Rắn hổ mang chúa là loài cực độc
Rắn hổ mang chúa là loài cực độc

Có thể bạn quan tâm:

Có thể tìm thấy chúng ở những đâu?

Rắn hổ mang phun nọc chủ yếu được tìm thấy ở miền nam châu Phi, Đông Nam Á. Ở nam Phi, chúng thường được thấy ở các đồng cỏ và khu vực bán sa mạc khô cằn. Ở Đông Nam Á, chúng thường được thấy trong các khu rừng, ruộng, đồng cỏ và thậm chí là ở gần khu định cư của con người.

Ở một vài loại rắn độc, hạch nước miếng sản xuất ra chất độc để giết chết con mồi. Đó là nọc rắn. Có loại rắn nọc độc mạnh đến nỗi có thể làm chết cả con voi. Các loại khác có nọc độc nhẹ hơn, chỉ giết được thằn lằn, rắn mối. Trong số 412 loại rắn chỉ có 200 loài rắn độc gây nguy hại cho con người, trong đó đáng chú ý nhất là rắn hổ mang. Hãy cẩn thận nhé!

Bài viết mới nhất