Tư vấn: Kỹ thuật nuôi chồn hôi hiệu quả bạn nên biết

Là một loài động vật hoang dã nhưng nhờ có giá trị cao về dược liệu và thực phẩm nên hiện nay việc nuôi chồn hôi ngày càng phổ biến. Dưới đây là một số hướng dẫn và kỹ thuật nuôi chồn hôi để bạn đọc tham khảo.

Kỹ thuật nuôi chồn hôi hiệu quả bạn nên biết

Kỹ thuật xây chuồng và phòng bệnh

Yếu tố đầu tiên cần chú ý trong kỹ thuật nuôi chồn hôi là chuồng trại. Chuồng nuôi chồn nên làm theo hướng đông nam, mái lợp ngói hoặc lá, đảm bảo thoáng mát, cao ráo, có hệ thộng cửa sổ đóng – mở thuận tiện cho đông ấm, hè mát phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Tùy theo số lượng chồn mà có thể thiết kế các kiểu chuồng nuôi khác nhau, nếu nuôi nhiều thì xây chuồng thành các tầng (khoảng từ 2 đến 3 tầng), mỗi tầng cao từ 0,7 đến 0,8m bằng bê tông, gỗ hay tre thật chắc chắn để đặt các lồng nuôi nhốt chồn.

Chú ý nền chuồng cần làm dốc thoải để dễ dàng thoát nước tiểu. Trên cùng một tầng, giữa các lồng nên ngăn kín để chồn không nhìn thấy nhau, có thể gây nên tình trạng bị stress.

Lồng nuôi nhốt chồn hôi thường được làm kiên cố bao quanh bằng lưới sắt B40 hoặc có thể đan bằng gỗ, tre nhưng phải có then cài thật chắc chắn để chồn không chui ra ngoài được.

Kích thước lồng tham khảo: Chiều cao 0,7 – 1m, rộng từ 0,8 – 1 m, dài 1,2m. Khi làm chuồng bằng gỗ, tre thì cần tạo các khe hở để phân lọt xuống dưới nền. Nếu lồng nuôi chồn đẻ thì phần đáy lại càng phải quan tâm hơn, nên làm đáy bằng gỗ nhẵn, các tấm gỗ rộng 3cm và có độ dày khoảng 1cm, chỉ để khe hở khoảng 1cm giữa các tấm để chồn con không bị lọt chân, đồng thời giữ cho khu vực lồng nuôi chồn đẻ thật yên tĩnh.

Vệ sinh chuồng trại: Đây cũng là vấn đề rất cần quan tâm, bạn phải giữ cho môi trường nuôi chồn không bị ô nhiễm, luôn khô ráo sạch sẽ vì vậy mỗi ngày đều phải quét dọn khu chuồng trại, cho phân và nước tiểu thoát ra ngoài thông qua hệ thống rãnh để tránh ô nhiễm môi trường.

Kỹ thuật xây chuồng và phòng bệnh
Kỹ thuật xây chuồng và phòng bệnh

Chọn giống chồn để nuôi

Để có những con chồn nuôi chất lượng bạn nên chọn nuôi những con nhanh nhẹn, không dị tật, lông mượt mà, mắt mũi tinh anh, không bị thương… còn nếu chọn con làm giống thì tốt nhất lấy những con nuôi từ nhỏ lên vì chúng đã có thời gian thích nghi với môi trường nuôi nhốt.

Chồn sinh sản phải từ 8 tháng tuổi trở lên. Chồn cái đến giai đoạn động đực thường phát ra tiếng kêu lạ, bỏ ăn phá chuồng còn con đực tiết ra xạ hương thơm để quyến rũ con cái. Khi đó bạn thả con đực vào để chúng giao phối, nên thực hiện ngay khi chồn động đực để có chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Khi chồn giao phối xong, bạn lại tách con cái và đực ra để nuôi riêng. Nếu sau 1 tháng không thấy chồn cái có thai thì cần tiếp tục quan sát và cho giao phối lại.

Chồn mang thai trong vòng 90 ngày, sau khi sinh chồn con sẽ mở mắt sau 7 đến 10 ngày. Thời gian đầu chồn con sẽ bú sữa mẹ, đến khi được 35 ngày tuổi chồn sẽ tập ăn thức ăn của mẹ, khi được 60 ngày tuổi thì cho tách bầy.

Khi ở ngoài tự nhiên, mỗi năm chồn hôi đẻ 1 lứa, khi được thuần hóa thì có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 đến 6 con. Thời gian sinh sản thường từ tháng 2 đến tháng 10 âm lịch.

Chọn giống chồn để nuôi
Chọn giống chồn để nuôi

Thức ăn cho chồn

Chú ý tới thức ăn của chồn hôi cũng là một yêu cầu trong kỹ thuật nuôi chồn hôi.

Thức ăn yêu thích của chồn hôi là côn trùng như kiến, mối, chim, chuột hay các loại bò sát như rắn, nhông và một số loại quả: đu đủ, chuối, cafe, mít, rễ cây… Còn đối với chồn nuôi, bạn cần cho ăn cơm với thức ăn có cá, thịt đã được chế biến. Chồn bắt từ ngoài tự nhiên về nuôi thường rất nhát nên bạn cần kiên trì tập cho chúng ăn.

Bữa ăn chính của chồn nên thực hiện vào buổi tối, bữa sáng chỉ là phụ. Bạn cần cho chồn ăn đầy đủ thức ăn và nước uống, ngoài ra để đảm bảo sự phát triển của chồn thì sẽ không thể thiếu các chất dinh dưỡng như B.complex, cám gà đậm đặc (concentrat)…

Thức ăn cho chồn
Thức ăn cho chồn

Phòng và trị bệnh

Việc phòng và trị bệnh là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi chồn hôi. Trong điều kiện nuôi nhốt, chồn hôi rất dễ bị mẫn cảm với những loại thức ăn mới lạ. Chúng rất dễ bị mắc bệnh tiêu chảy, bạn nên phòng bệnh này cho chồn bằng cách trộn thuốc kháng sinh vào trong thức ăn mới.

Ngoài ra chồn hôi cũng dễ mắc bệnh cầu trùng tức bệnh phân lẫn máu hoặc bị bệnh thương hàn giống như nhiều loại gia súc, gia cầm khác với biểu hiện sốt cao, phân lỏng màu vàng. Bạn có thể mua các loại thuốc thú y đặc trị, sử dụng theo hướng dẫn liều lượng thuốc/kg thể trọng trên bao bì.

Một vài lưu ý khi nuôi chồn hôi bạn nên biết

Nuôi chồn hôi có thể được thực hiện trong một số khu vực ở châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, việc nuôi chồn hôi cần phải được quản lý và điều hành đúng cách để đảm bảo sự an toàn và tránh tình trạng ảnh hưởng đến môi trường hoặc sức khỏe của người tiêu dùng.

Kỹ thuật nuôi chồn hôi có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích nuôi và điều kiện sống của chúng. Tuy nhiên, một số kỹ thuật nuôi chồn hôi bao gồm:

  1. Chọn nơi nuôi phù hợp: Chồn hôi cần nơi ở khô ráo, thoáng mát và có đủ ánh sáng. Khu vực nuôi cũng cần được bảo vệ khỏi các loài động vật hoang dã khác như chó hoang, gấu và sói.
  2. Chế độ ăn uống: Chồn hôi là động vật ăn tạp và có thể ăn hải sản, thực vật, thú nhỏ và côn trùng. Tùy thuộc vào mục đích nuôi, chế độ ăn uống của chồn hôi có thể được điều chỉnh để đảm bảo chúng được cung cấp đủ dưỡng chất.
  3. Sức khỏe và chăm sóc: Chồn hôi cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo sức khỏe và tránh bệnh tật. Việc tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng.
  4. Quản lý chất thải và môi trường sống: Chồn hôi có thể tạo ra nhiều chất thải và phân, do đó cần được quản lý đúng cách để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, việc bảo vệ môi trường sống của chồn hôi cũng rất quan trọng để đảm bảo chúng sống trong môi trường khỏe mạnh.

Tuy nhiên, việc nuôi chồn hôi cũng có thể gây ra nhiều tranh cãi và có thể không phù hợp với văn hóa ẩm thực và giá trị của một số quốc gia. Việc nuôi chồn hôi cần phải được điều chỉnh và kiểm soát đúng cách để đảm bảo an toàn.

 

Kết luận

Trên đây là một số hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hôi để bạn tham khảo nếu đang hoặc có ý định nuôi loài động vật quý hiếm và có giá trị kinh tế cao này. Chúc bạn thành công!

Bài viết mới nhất