Cây Vạn Niên Thanh được biết đến như một loài thực vật có nhiều giá trị sâu sắc đối với đời sống con người. Việc trồng loại cây này trong nhà sẽ mang đến nhiều tài vận, sức khỏe và sự sung túc cho gia chủ. Đồng thời, nó cũng góp phần tô điểm thêm cho nét đẹp thiên thiên trong chính ngôi nhà của bạn.
Khái quát về Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh là một giống cây cảnh thuộc họ ráy Areceae, được xếp vào hàng thực vật lá mầm. Từ thân đến ngọn đều mang một màu xanh mướt trẻ trung, phóng khoáng. Loài cây này thường mọc thành cụm nối tiếp nhau và có đặc tính ưa bóng râm nên có thể trồng trong nhà dễ dàng.
Trên thực tế, giống cây này có rất nhiều chi, họ hàng nên không khó để bắt gặp những hình ảnh thân thuộc này trong cuộc sống. Theo thống kê, hiện nay Vạn Niên Thanh có đến hơn 50 giống loài với nguồn gốc và các điểm đặc trưng khác nhau như: Dieffenbachia Amoena, Aglaonema, Epipremnum, Rohdea Japonica.
Tuy nhiên, hai giống cây thường gặp và phổ biến nhất tại Việt Nam chính là Vạn Niên Thanh bẹ và Vạn Niên Thanh lá đốm. Đây là hai loài cây có đặc tính sinh trưởng phù hợp với môi trường và điều kiện khí hậu ở nước ta nên rất được ưa chuộng và dễ tìm kiếm.
Có thể nói, Vạn Niên Thanh là một trong những giống cây rất được ưa thích tại Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung. Nó không chỉ đơn thuần là một loại cây cảnh để trang trí nhà cửa mà còn được xem biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng trong phong thủy.
Một vài công dụng hữu ích của Vạn Niên Thanh
Những ai đã biết đến giống cây Vạn Niên Thanh này ít nhiều cũng từng nghe qua các công dụng bất ngờ của nó. Không phải tự nhiên mà nó lại được người ta ưa chuộng sử dụng trong gia đình. Hơn những gì bạn nghĩ, giống cây này mang đến rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người.
Nếu như bạn vẫn còn cảm thấy hoài nghi về những công dụng mà Vạn Niên Thanh mang lại thì đừng bỏ qua những thông tin bên dưới. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức bổ ích về giống cây cảnh nói trên. Hãy lướt đọc thật kỹ, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ trước “sức mạnh” của nó.
Cây Vạn Niên Thanh được ưa chuộng để trang trí nhà cửa
Như đã biết, Vạn Niên Thanh là một giống cây cảnh nên thường được người ta trồng để trang trí, làm đẹp thêm cho những góc trống trãi trong nhà hoặc nơi làm việc. Hơn thế nữa, với đặc thích ưa bóng râm và dễ thích nghi với mọi điều kiện nên có thể trồng nó ở bất cứ đâu mà không cần đến ánh sáng mặt trời.
Đối với những người yêu thích cây cỏ, chắc chắn không gian sinh sống của họ không thể nào thiếu sự góp mặt của loại cây xinh xắn này. Cây Vạn Niên Thanh có khá nhiều giống loài với các kích thước khác nhau nên bạn có thể dễ dàng chọn mua một chậu cây thích hợp với nhu cầu của bản thân.
Nếu bạn muốn trang trí bàn làm việc thì có thể chọn giống Epipremnum hay Aglaonema với chiều cao 30 – 60 cm. Ngược lại, đối với những khu vực rộng rãi hơn thì bạn có thể tìm mua loại Rohdea Japonica. Bên cạnh đó, Vạn Niên Thanh còn có loại dây leo dùng treo tường hay trồng trong bể thủy sinh để tạo điểm nhấn.
Công dụng thanh lọc và làm sạch bầu không khí
Một tác dụng ít ai biết đến của cây Vạn Niên Thanh đó chính là thanh lọc không khí trong khu vực sinh sống của gia đình. Theo nghiên cứu cho thấy, giống cây này có khả năng hấp thụ tốt các khí thải độc hại trong môi trường xung quanh như bụi bẩn, benzen, fomandehit, tricloetylen, toluene và xylen.
Bên cạnh đó, nó còn giúp chúng ta làm giảm đi ảnh hưởng từ tia bức xạ của các thiết bị điện tử, trả về bầu không khí trong lành cho gia đình. Nhờ có sự góp mặt của giống cây này trong nhà mà gia chủ có được tâm trạng thoải mái, tinh thần sảng khoái và sức khỏe ổn định hơn bao giờ hết.
Vạn Niên Thanh mang ý nghĩa sâu sắc đối với sức khỏe
Theo những nghiên cứu gần nhất, cây Vạn Niên Thanh không những giúp cho môi trường sinh sống trong lành hơn mà nó còn có công dụng chữa trị một số căn bệnh thường gặp. Chúng ta có thể bào chế giống cây này thành thuốc hoặc nước uống để giải nhiệt cơ thể, chữa bệnh bạch hầu, lợi tiểu và thậm chí còn có thể cầm máu.
Giá trị phong thủy ít ai ngờ đến của cây Vạn Niên Thanh
Sở dĩ, Vạn Niên Thanh được nhiều người ưu ái sử dụng để trang trí nhà cửa hay nơi làm việc một phần cũng là vì ý nghĩa phong thủy của nó. Theo quan niệm người xưa, loài cây này tượng trưng cho sự cát tường, đại lợi và bền vững theo thời gian. Khi trồng nó trong nhà sẽ mang đến sự thịnh vượng và sung túc cho gia chủ.
Với ý nghĩa sâu sắc đó, cây Vạn Niên Thanh trở thành một trong những mặt hàng được săn đón nhất. Người ta thường trồng giống cây này để cầu mong sự may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia đình. Bên cạnh đó, nó cũng được dùng để làm quà tặng vào những dịp trọng đại như khai trương, sinh nhật, hỷ sự hay mừng năm mới.
Cây Vạn Niên Thanh hợp với tuổi và mệnh gì?
Mặc dù giống cây này có rất nhiều ý nghĩa và giá trị đặc biệt về phong thủy nhưng không phải với đối tượng nào nó cũng phát huy hết tác dụng vốn có. Cây Vạn Niên Thanh sẽ hiệu nghiệm hơn đối với những ai thuộc tuổi Thìn hay rơi vào mạng Thủy và mạng Kim.
Bởi lẽ, ông bà ta cho rằng người tuổi Thìn thường rất nóng tính và có tham vọng cao nên dễ bị người đời ganh ghét, đố kỵ. Chính vì thế mà họ rất cần đến sự có mặt của Vạn Niên Thanh trong nhà để hóa giải khí vận xui rủi đeo bám, đồng thời mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no hơn.
Giải đáp thắc mắc về độc tố trong Vạn Niên Thanh
Mặc dù, cây Vạn Niên Thanh mang đến rất nhiều lợi ích to lớn đối với cuộc sống con người từ mặt tinh thần đến sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta phải thật sự cẩn trọng khi tiếp xúc với nó. Các nhà khoa học chỉ ra rằng trên lá của cây có chứa chất Calcium Oxalate, một thành phần dễ gây dị ứng da và bỏng rát niêm mạc miệng.
Là một loại cây thuộc họ ráy nên cây Vạn Niên Thanh có thể gây ngứa ngáy, khó chịu khi chạm vào, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm. Khi trồng giống cây này trong nhà, bạn nên để ở nơi cao ráo, rộng rãi, thoáng mát và xa tầm tay của trẻ em để đảm bảo an toàn.
Nếu chẳng may bạn hoặc người thân trong gia đình tiếp xúc phải chất nhựa của nó thì đừng vội hoảng loạn. Các chuyên gia y tế khuyên rằng chúng ta nên rửa qua nước sạch thật kỹ để loại bỏ chất độc, sau đó sử dụng máy sấy hơ nóng để giảm tình trạng ngứa. Tuyệt đối không dùng tay gãi vì sẽ khiến cho vết dị ứng lan rộng hơn.
Cách trồng và chăm sóc cây phong thủy đúng chuẩn
Nếu bạn muốn tự tay trồng và sở hữu một cây Vạn Niên Thanh trong nhà để mang đến sự may mắn thì hãy bỏ túi ngay những mẹo nhỏ dưới đây. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước trồng và chăm sóc cây dưới góc nhìn của một chuyên gia.
Trồng cây Vạn Niên Thanh dưới đất
Đây được xem là cách trồng cơ bản và thường bắt gặp nhất đối với giống cây này. Trước hết, bạn cần chuẩn bị cho mình một số dụng cụ thiết yếu như: chậu cây, xới đất, xơ dừa hoặc bã trầu, hạt giống tốt hoặc gốc cây còn nguyên vẹn. Nếu có điều kiện hơn thì bạn có thể tìm mua thêm các loại phân bón đạt tiêu chuẩn.
Bước đầu tiên, bạn hãy tìm chọn một lượng đất vừa đủ, không pha trộn với quá nhiều tạp chất khác để đảm bảo chất lượng. Sau đó, hãy trộn đất với xơ dừa hoặc bã trầu nếu có theo tỉ lệ 1:2 để làm tăng độ tơi xốp rồi cho vào chậu. Đừng quên rải đều và phủ kín đất bên trong để cây có không gian sinh trưởng.
Lúc này, bạn bắt đầu gieo hạt vào bên trong đất hoặc cắm phần rễ cây vào sao cho thấp hơn thành chậu 3-5 cm. Lấp đất lại vào những chỗ còn trống và tiến hành tưới nước, bón phân theo tỉ lệ thích hợp. Lưu ý không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ dẫn đến tình trạng ngập úng và cây không phát triển tiếp được.
Gợi ý một số phương pháp trồng cây thủy sinh
Trồng cây Vạn Niên Thanh thủy sinh cũng là một cách rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Bạn chỉ cần chuẩn bị cho mình một chiếc lọ thủy tinh trong suốt thật đẹp để dễ dàng quan sát. Sau đó, hãy cho nước vào khoảng nửa chậu cho đến 2/3 chậu rồi đặt cây thủy sinh vào.
Khi trồng bằng phương pháp này, bạn nên lưu ý lựa chọn các giống cây đạt chuẩn về độ cao cũng như có khả năng sinh trưởng tốt. Trong quá trình nuôi dưỡng, hãy thay nước thường xuyên và cho vào chậu vài giọt dinh dưỡng chuyên dụng để cây có thể phát triển.
Cách chăm sóc Vạn Niên Thanh theo chuyên gia cây cảnh
Các chuyên gia chăm sóc cây cảnh đã đưa ra khuyến nghị rằng không nên tưới quá nhiều nước trong quá trình chăm sóc. Mỗi ngày, bạn chỉ cần tưới hoặc phun sương một lượng vừa đủ lên lá và đất để giữ độ xanh mướt, tươi mới của nó. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian thì chỉ cần tưới 2-3 lần/tuần.
Vì cây Vạn Niên Thanh là giống cây ưa bóng râm nên không cần phải phơi nắng thường xuyên mà vẫn có thể sinh trưởng tốt. Trong 6 tháng đầu tiên, bạn nên tăng cường lượng phân bón vì đây là thời kỳ phát triển mạnh nhất trong năm. Tuy nhiên, cần lưu ý hàm lượng vừa đủ để không làm thay đổi màu sắc của lá cây.
Lời kết
Cây Vạn Niên Thanh là một giống cây cảnh mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống con người. Nó không chỉ mang đến lợi ích về mặt sức khỏe mà còn có tác động tích cực lên đời sống tinh thần con người. Hãy nhanh tay tìm mua ngay một chậu cây phong thủy để cầu an lành cho gia đình và bản thân!