Hướng dẫn sử dụng bọ cạp để làm thuốc cụ thể và đơn giản

Toàn yết – bò cạp là một vị thuốc được dùng trong đông y làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong, uốn ván; còn dùng làm thuốc kích thích thần kinh, bán thân bất toại, bị cảm mồm miệng méo xệch. Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài chia sẻ dưới đây.

Sử dụng bọ cạp để làm thuốc

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ con bọ cạp phơi khô hoặc phần đuôi. Ngoài protid, lipid, acid amin cần thiết, bọ cạp còn có buthotoxin – chất này cũng là protid nhưng rất độc với hệ thần kinh. Theo đông y, toàn yết vị mặn, hơi cay, tính bình, có độc; vào kinh can, có tác dụng tức phong, cắt cơn kinh giật; hoạt lạc (lưu thông gân, mạch) và giải độc. Dùng chữa kinh giật, co quắp, méo miệng, bán thân bất toại, uốn ván, tràng nhạc. Liều dùng: 2 – 4g (1 – 4 con hoặc 3 – 8 đuôi bọ cạp).

Có thể bạn quan tâm:

Sử dụng bọ cạp để làm thuốc
Sử dụng bọ cạp để làm thuốc

Bọ cạp được dùng làm thuốc trị các chứng:

Lên kinh giật, co quắp do bị trúng phong, sài uốn ván

Bài 1: Thuốc bột toát phong: bọ cạp 4g, chu sa 4g, rết 6g, xạ hương 2g, câu đằng 16g, tằm vôi 8g. Các vị tán bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 – 3 lần, uống với nước đun sôi. Trị động kinh và sài giật uốn ván.

Bài 2: bọ cạp 1 con, giun đất 8g, tằm vôi 12g. Sắc uống. Trị trẻ kinh quyết.

Bài 3: bọ cạp 4g, tằm vôi 12g, bạch phụ tử 12g. Các vị nghiền chung thành bột mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 – 3 lần, uống với rượu trắng. Trị trúng phong mắt miệng méo xệch.

Bài 4: bọ cạp 1 con, rết 1 con, thấu cốt thảo 15g. Tất cả sao vàng tán bột. Cách 6 giờ uống 7 – 8g. Chữa trúng phong.

Bài 5: bọ cạp 10g, giun đất 15g, xích thược 20g, ngưu tất 20g, hồng hoa 15g. Sắc uống trong ngày. Chữa trúng phong.

Bài 6: bọ cạp tồn tính 15g, bạch cương tằm 15g, phụ tử 15g. Tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Trị liệt thần kinh mặt.

Trị các chứng phong thấp, đau cứng khớp xương: bọ cạp 4g, xạ hương 0,8g. Nghiền chung thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 2g, uống với rượu hâm nóng. Cũng có thể dùng riêng bọ cạp nghiền bột, mỗi lần uống 2g với rượu.

Trị các dạng nhọt độc, mụn lở và phong hủi.

Bài 1: bọ cạp 3 phần, chi tử 7 phần. Rán chín bằng dầu vừng; thêm sáp ong vàng chế thành cao. Dán hoặc đắp vào chỗ đau. Trị mụn nhọt độc sưng tấy.

Bài 2: bọ cạp 4g, bạch chỉ 12g, đảng sâm 12g. Nghiền chung thành bột. Mỗi lần uống 8g – 12g. ngày uống 2 – 3 lần, uống với rượu trắng. Trị hủi (phong).

Bọ cạp còn là “món ăn côn trùng” có giá trị dinh dưỡng cao
Bọ cạp còn là “món ăn côn trùng” có giá trị dinh dưỡng cao

Bọ cạp còn là “món ăn côn trùng” có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến cầu kỳ và phải bỏ nọc độc ở đuôi. Nọc độc của bọ cạp làm tê liệt các bộ phận của con người và gia súc. Nọc độc của bọ cạp ở Việt Nam chỉ gây sưng đau, nhức nhối và phù nề, không độc gây chết người như bọ cạp châu Phi, tuy vậy vẫn cần hết sức chú ý khi sử dụng.

Kiêng kỵ: Người bị kinh giật do huyết hư, phụ nữ có thai và người yếu mệt háo khát cấm uống.

Nguồn gốc và chế biến bò cạp làm thuốc

  • Tuy trong nước ta có nhiều loài bọ cạp, nhưng cho đến nay ta vẫn phải nhập bọ cạp ở nước ngoài về làm thuốc.
  • Con bọ cạp ở nước ta đã được xác định thuộc chi Buthiurus hoặc chi Heteronetrus. Thục tế ta có thể dùng nhiều loài khác nhau.
  • Vì toàn yết hiện nay ta dùng làm thuốc thuộc loài Buthus mariensii Karsch thuộc họ Bọ cạp Buthidae. Đây là một loài có đốt, thường sống ở dưới những hòn đá hoặc khe vách; đầu và ngực ngắn; bụng tương đối dài hơn, phía dưới của bụng thót lại và dài, cuối cùng có ngòi mang nọc độc.
  • Thường bắt bọ cạp vào mùa xuân và mùa hạ; khi bắt được cho ngay vào chậu hay nồi nước trong hoặc nước có pha thêm muối ăn (mỗi kilogam bọ cạp cho thêm 300 đến 500g muối ăn). Đậy vung lại và đun từ 3 đến 4 giờ cho đến khi cạn nước; lấy bọ cạp ra phơi mát cho khô, không nên phơi nắng, vì nếu phơi nắng, muối có thể kết tinh. Khi dùng lại phải ngâm nước rửa cho sạch hết muối đi.
  • Gần đây do nhu cầu lấy nọc bọ cạp để điều trị những rối loạn của hệ thần kinh một số nước đã chú ý nuôi bọ cạp lấy nọc làm thuốc. Như ở thủ đô nước CHXV Kazacstan có một nông trường chuyên nuôi bọ cạp. Mỗi năm có thể sản xuất 30g nọc đủ cung cấp cho một số cơ sở y tế trong nước và xuất khẩu. Nông trường có 16.000 con bọ cạp, mỗi con được nuôi trong 1 lọ riêng vì chúng sống đơn độc. Muốn có 1g nọc cần lấy ở 8.000 con 1 lần. Có thể dùng những xung điện để bắt bọ cạp tiết nọc nhiều lần. Nọc bọ cạp đất hơn nọc rắn: 1g trị giá 20.000rúp (Tuần tin tức số 34 ngày 24/8/85).

Nguồn gốc và chế biến bò cạp làm thuốc
Nguồn gốc và chế biến bò cạp làm thuốc

Có thể bạn quan tâm:

Bọ cạp là vị thuốc đông y chữa trị bệnh bại liệt, viêm khớp, méo miệng, mụn nhọt điếc, trĩ… hiệu quả. Chế biến bọ cạp để làm thuốc cũng tương đối dễ. Hãy áp dụng ngay nhé!

Tổng hợp: https://loaivatcodoc.net/

Bài viết mới nhất