Bò cạp đen có độc không? Trở thành dân chơi nên tìm hiểu!

Nói đến bò cạp có lẽ nhiều người không tránh khỏi rùng mình vì hình dáng cũng như là tính độc hại của nó. Tuy nhiên cũng có một số người cho rằng bò cạp vốn không độc và việc nuôi bò cạp đen biến thành thú vui chơi của nhiều người. Như vậy sự thật là gì? Bò cạp đen có độc không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thông tin về bò cạp đen?

Bò cạp hay còn gọi là bọ cạp, là giống động vật không xương sống, thuộc giống động vật hình nhện. Bọ cạp có một chiếc đuôi móc độc, bao quanh cơ thể là một lớp phủ ngoài có khả năng thay đổi màu sắc và không bị hóa thạch suốt hàng trăm triệu năm.Bò cạp có khả năng tự tái tạo, mỗi loài bò cạp sẽ có một con đực và một con cái riêng biệt. Bò cạp có thể sống tối thiểu là 4 năm và tuổi tối đa của bò cạp đó là 25 năm. Bò cạp có chứng sợ ánh sáng và các loài chim, thằn lằn, chuột…

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin về bò cạp đen?
Thông tin về bò cạp đen?

Bò cạp chứa nọc độc phá hoại tế bào, làm hủy thần kinh của con người và có nhiều người khi bị bò cạp chích còn dẫn đến tử vong. Tuy nhiên vẫn có nhiều loại bọ cạp không gây hại đến con người nhưng nó vẫn gây ra những phản ứng như đau nhức, tê cứng, sưng phồng trong vài ngày. Những con bò cạp được dùng làm thuốc thì gọi là toàn yết, còn nếu chỉ dùng đuôi của bò cạp thôi thì gọi là yết vĩ. Bò cạp là một vị thuốc trong Đông y dùng để chữa trẻ em kinh phòng, uốn ván, trấn kinh, làm thuốc kích thích thần kinh, bị cảm mồm méo xệch…

Hiện nay ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều loại bò cạp và tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Bình Phước, Tây Ninh… Tuy Việt Nam có nhiều loại bò cạp nhưng những loại này không thể chữa bệnh được và thường bò cạp dùng để làm thuốc phải nhập từ nước ngoài về. Bò cọp được cho là một loài động vật khá nhút nhát, bò cạp chỉ chích khi bắt mồi hay tự vệ và nếu như gặp nguy hiểm bò cạp thường chọn cách bỏ chạy hoặc đứng yên. Ở những nước phương Tây, bò cạp còn được lấy làm biểu tượng cung bò cạp (hổ cáp) trong 12 cung hoàng đạo.

Bò cạp đen có độc không?

Ở Việt Nam có 8 loại bò cạp, trong túi bò cạp đen chứa trên 0,1mg nọc độc và độc tính của loài bò cạp đen được cho là thấp hơn so với những loài bò cạp khác khoảng 10 lần. Nhiều người cho biết, bị bò cạp đen cắn sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Khi bị bò cạp đen cắn, sẽ chỉ sưng tấy và có cảm giác giác đau nhức trong vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ban đầu chỉ cảm thấy hơi ngứa, rát chỗ mà bò cọp đen cắn nhưng sau đó lại kéo đến nhiều triệu chứng khác như chóng mặt, đổ mồ hôi, buồn nôn, tê cứng chân tay…

Nếu trẻ em hoặc những người dị ứng với nọc của bò cạp đen mà bị bò cạp đen cắn có thể sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hoặc nặng nhất là gây ra tử vong ở người bị chích. Hiện nay bò cạp đen được rao bán rất nhiều trên các trang mạng cũng như trên đường phố. Nhiều người xem việc nuôi bò cạp đen là thú vui chơi tiêu khiển và còn được đồn đại là có thể chữa bệnh ung thư nhờ bò cạp đen. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế đã khẳng định, những tin đồn thổi về việc dùng bò cạp đen để chữa trị bệnh ung thư là hoàn toàn sai sự thật. Nếu sử dụng bò cạp đen một cách tùy tiện, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Bò cạp đen có độc không?
Bò cạp đen có độc không?

Cũng có một số tin đồn thổi nếu lấy bò cạp đen đem đi ngâm rượu, chế biến món ăn sẽ chữa được rất nhiều bệnh, nhiều người còn mua bò cạp đen về để nuôi làm thú vui tiêu khiển. Mặc dù độc tính của bò cạp đen được cho là thấp hơn gấp 10 lần so với những lời bò cạp nguy hiểm khác như bò cạp nâu… thì nó vẫn có hại đối với một số người dị ứng với nọc bò cạp đen. Sức đề kháng nọc độc ở từng người khác nhau, tuy bò cạp đen được cho là loài không gây nguy hại thì những người tiếp xúc cũng nên cẩn trọng để tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bị bò cạp đen cắn thì nên xử lý như thế nào?

Nếu không may bị bò cạp đen cắn thì phải xử lý càng sớm càng tốt vì nếu càng để lâu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, nhất là người già và trẻ em. Không như một số vết thương khác, người bị bò cọp cắn không nên để vết thương bị cắn cao hơn tim, điều này sẽ làm cho tim đập nhanh hơn, khiến cho nọc độc lan ra toàn bộ cơ thể.

Người bị bò cạp đen cắn cần làm sạch vết thương, sát trùng hoặc có thể chườm đá rồi bôi thuốc chống đau lên vết đốt. Băng bó vết thương bằng Povidine 10% hoặc cồn 70 độ và uống các loại thuốc giảm đau như aspirin, paraceramol, phenergan, diphenhydramin…

Nếu bị bò cạp đen cắn thì nên xử lý như thế nào?
Nếu bị bò cạp đen cắn thì nên xử lý như thế nào?

Có thể bạn quan tâm:

Đối với trẻ em, người già và những người có phản ứng mạnh sau khi bị bò cạp đen cắn hoặc những người bị đốt ở mặt thì tốt nhất nên được đưa đi cấp cứu ngay để được chích thuốc và chữa trị kịp thời.

Từ trước đến nay, bò cạp được xem là loại động vật gây nguy hiểm đến con người. Tuy bò cạp đen được xem là không nguy hại đến tính mạng con người nhưng vẫn nên cẩn trọng tuyệt đối để không xảy ra những điều đáng tiếc. Nếu bạn đang có ý định trở thành dân chơi bò cạp đen thì nên tham khảo bài viết Bò cạp đen có độc không? của chúng tôi để đưa ra được lựa chọn sáng suốt nhé!

Bài viết mới nhất