Kiến lửa là loài côn trùng hung hãn, chúng có thể đốt bạn ngay khi cảm thấy bị đe dọa. Vết đốt của kiến lửa gây đau đớn, ngứa ngáy, sưng tấy và có thể để lại sẹo. Dưới đây là một số mẹo xử lý khi bị kiến lửa đốt mà bạn nên biết.
Xử lý khi bị kiến lửa đốt
Nâng phần cơ thể bị kiến đốt
Trong trường hợp bị kiến lửa đốt đơn thuần, bạn hãy nhanh chóng nâng phần cơ thể bị kiến đốt lên cao. Điều này sẽ giúp giảm sưng tương đối hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách trị kiến cắn an toàn – Vết cắn sưng to, ngứa làm sao?
- Cách để xác định kiến chúa có thể bạn không ngờ đến
- Nguyên nhân khiến nhà có kiến dù bạn lau dọn thường xuyên
Làm sạch vết đốt
Bạn nên rửa vết kiến lửa đốt bằng nước xà phòng thật nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, đất cát.
Chườm gạc lạnh
Gạc lạnh có tác dụng làm giảm sưng. Bạn hãy đắp gạc lạnh vào vết đốt trong 20 phút, sau đó lấy ra nghỉ 20 phút. Lặp lại quá trình này cho đến khi cảm thấy da dịu hơn và bớt sưng.
Cách làm gạc lạnh vô cùng đơn giản: Đầu tiên, bạn bỏ đá viên vào túi nilon, sau đó nhúng khăn bông dưới vòi nước lạnh và quấn quanh túi đá.
Uống thuốc kháng histamin hoặc bôi kem hydrocortisone
Thuốc kháng histamin dùng để trị dị ứng có thể giúp giảm ngứa. Bạn có thể uống 1 viên sau mỗi 8-12 tiếng khi cần. Bên cạnh đó, bạn hãy tìm mua kem hydrocortisone. Loại kem này có tác dụng giảm ngứa và khó chịu.
Sử dụng hỗn hợp nước và muối nở xoa vào vết kiến đốt
Trong trường hợp bạn không tiện đến hiệu thuốc để mua thuốc hãy sử dụng nước và muối nở tại nhà. Trộn nước và muối nở với tỷ lệ 1:1 thành bột nhão. Đắp hỗn hợp lên vết kiến đốt nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Đừng gãi
Nọc độc của kiến lửa khiến cơ thể phản ứng bằng cách tạo thành một vết phồng rộp hoặc mụn mủ nhỏ, có khả năng bảo vệ, gây ngứa và mềm khi chạm vào. Đừng gãi. Việc làm vỡ các mụn mủ dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Theo dõi các phản ứng dị ứng
Vết đốt của kiến lửa có thể gây nên một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: Đau ngực, đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn, sưng tấy vùng bị đốt, sưng lưỡi, nói lắp hoặc khó thở. Tuy nhiên, những phản ứng trên khá hiếm gặp. Nếu người bị đốt chẳng may gặp phải những triệu chứng đó, hãy ngay lập tức đưa họ tới bệnh viện gần nhất.
Kiến lửa cắn bôi gì?
Cách làm hết ngứa khi bị kiến cắn bằng dầu gió
Bị kiến lửa cắn có thể bôi dầu gió xanh hoặc các loại dầu gió quen thuộc ở Việt Nam để giảm cảm giác ngứa, sưng cũng như đau nhức. Đối với trẻ nhỏ nên bôi lượng mỏng và giữ thoáng phần đốt cắn để theo dõi. Đối với người lớn khi thoa dầu lên vết cắn của kiến lửa cũng nên bôi lượng vừa phải để tránh bỏng da.
Không nên bôi lên vết thương trầy, chảy máu do gãi mạnh sau khi bị kiến lửa cắn vì sẽ gây châm chích, đau rát nhẹ.
Nước bọt
Rửa sạch tay, chấm nước bọt từ lưỡi vào vết cắn có thể trị được nọc vết kiến lửa cắn. Đây là một mẹo lưu truyền miệng từ dân gian từ xưa đến nay chưa có nghiên cứu khoa học thực tiễn những rất nhiều người đã cảm nhận hiệu quả của nó. Đặc biệt là nước bọt của chúng ta lúc sáng vừa ngủ dậy. Đây là thời điểm khoang miệng chứa nhiều loại vi khuẩn tốt lẫn xấu khác nhau có thể “xử lý gọn” nọc kiến còn sót lại trên da.
Kem đánh răng
Nhiều loại kem đánh răng the mát có thể giúp giảm nhiệt, giảm cảm giác ngứa ở vết cắn, Tuy nhiên đây là biện pháp nhân gian, bạn nên xem xét kỹ trước khi quyết định áp dụng lên vết cắn của kiến lửa. Đặc biệt là với các vết cắn hở, có chảy máu vì sẽ dễ gây nhiễm trùng da.
Bôi dầu dừa trị kiến lửa cắn hiệu quả
Bôi dầu dừa có thể giúp cho vết cắn kiến lửa nhanh chóng lành lại. Bôi thường xuyên lên vết cắn trong 2 ngày sẽ giúp giảm thiểu tối đa khả năng vết cắn để lại sẹo.
Có thể bạn quan tâm:
- Rắn cạp nong, ám ảnh kinh hoàng sâu thẳm trong đầm lầy
- Rắn lục có độc không và cách sơ cứu khi bị rắn cắn
Bị kiến lửa cắn thực sự không phải là một việc quá nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên việc bị ngứa, gãi, sưng và đau có thể khiến bạn khó chịu trong thời gian ngắn nhất định. Bạn nên nghiêm túc đầu tư vật liệu bảo vệ gia đình và đặc biệt là trẻ nhỏ trước khi có điều nguy hại xảy đến nhé. Đồng thời, bạn có thể sử dụng cửa lưới chống muỗi chất lượng để phòng tránh những loài kiến xâm hại đến sức khỏe của bạn.