Đối với các tín đồ yêu hoa thì cái tên hoa Thiên Điểu không còn là một cái tên quá xa lạ. Đây là một loài hoa nổi tiếng bởi vẻ đẹp độc lạ khó tìm được nơi đâu và có thể khiến cho người nhìn bị mê hoặc ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hãy theo dõi nội dung bài viết hôm nay để dùng tìm hiểu về vẻ đẹp của loài hoa này cũng như các ý nghĩa đặc biệt của chúng nhé.
Sơ lược về cây Thiên Điểu
Thiên Điểu là loài hoa được mẹ Thiên nhiên ban cho mình một vẻ đẹp “lạ” mà không thể tìm thấy được ở bất kỳ một loài hoa nào. Loài hoa này còn có một tên gọi khác đó là cây mỏ két, thuộc họ chuối rẻ quạt và có xuất xứ từ châu Phi và châu Mỹ.
Đặc điểm hình thái của cây Thiên Điểu
Như chính cái tên của mình là Thiên Điểu – chim trời, đây là một loài hoa có hình dáng bên ngoài giống như một chú chim. Chính nhờ vào cái tên của mình, loài hoa này đã tạo cho người nghe liên tưởng đến đây là chắc hẳn một loài hoa có vẻ đẹp rất huyền bí và cuốn hút, đồng thời cũng gây nhiều điểm tò mò với những người chưa từng thấy nó.
Lá cây Thiên Điểu có hình bầu dục và kích thước khá lớn, đôi lúc bạn cũng có thể bắt gặp những chiếc lá hình kim hoặc hình trứng với cuống lá thuôn dài ấn tượng trên loài cây này. Chúng thường sẽ mọc theo kiểu đối xứng hai hàng với chiều dài của mỗi chiếc lá dao động trong khoảng 25 – 70 cm và chiều rộng là 10 – 30 cm.
Và điều quan trọng nhất khi nói đến loài cây này đó chính là hoa của chúng, những bông hoa mang hình dáng của những chú chim cực kỳ độc đáo. Bao hoa mọc vuông góc với thân cây tạo liên tưởng đến đầu và mỏ của chú chim.
Ngoài ra, lá đài hoa mang sắc cam rực rỡ kết hợp với cánh hoa mang sắc lam ánh tím quyến rũ điểm xuyết với nhụy hoa màu trắng tạo nên một vẻ đẹp cực kỳ độc đáo và kiêu kỳ.
Đặc điểm sinh thái của cây Thiên Điểu
Cây Thiên Điểu thuộc loài cây rất ưa sáng nhưng lại rất dè dặt với các ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Và thông thường chúng sẽ ra hoa vào mùa xuân nhưng lại rất sợ cái giá lạ hay sương muối của đông xuân.
Loài cây này còn là một loài cây khá dễ sống khi có thể sinh trưởng và phát triển ở hầu hết các loại đất. Tuy nhiên, nếu muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt, bạn nên lựa chọn những loại đất tơi xốp, nhiều mùn và nhiều chất dinh dưỡng cho cây.
Ý nghĩa hoa Thiên Điểu
Ẩn sâu bên trong vẻ đẹp huyền bí và quyến rũ của hoa Thiên Điểu là những ý nghĩa cực kỳ sâu sắc. Nếu đã từng thấy chúng nhưng chưa biết loài hoa này tượng trưng cho điều gì thì mời bạn tiếp tục theo dõi nội dung bài viết dưới đây:
Biểu trưng cho ý chí kiên cường và sự mạnh mẽ
Loài hoa này được ví như là một loài chim Thiên đường. Hình dáng của cánh hoa làm chúng ta liên tưởng đến một chú chim đang vươn mình vẫy cánh bay cao, mạnh mẽ hiên ngang. Chính vì lý do trên, loài hoa này được ví như biểu tượng của ý chí kiên cường và sự mạnh mẽ, cho dù trải qua bao chông gai vẫn kiên cường vượt qua tất cả.
Biểu tượng của một tình yêu sâu sắc, thủy chung
Vẻ đẹp rực rỡ của hoa Thiên Điểu có thể khiến chúng ta liên tưởng đến một tình yêu trong sáng, thuần khiết và thủy chung. Ẩn sau vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa này là một câu chuyện cảm động về tình yêu đôi lứa với hai con người phải trải qua bao nhiêu gian truân mới có thể đến được với nhau.
Loài hoa này thể hiện cho ước nguyện được bên nhau trọn đời trọn kiếp, gắn bó dài lâu như như những cặp uyên ương hạnh phúc được bay lượn tự do trên bầu trờI. Chính vì lý do trên, không lạ gì khi có thể dễ dàng bắt gặp loài hoa này được xuất hiện trong các lễ cưới cũng như được dùng làm quà tặng giữa các cặp đôi.
Biểu tượng cho sự lộng lẫy, hào nhoáng
Mang trong mình sắc cam rực rỡ và quyến rũ, không lạ gì khi Thiên Điểu được xem là loài hoa biểu trưng cho sự lộng lẫy và hào nhoáng. Chính vì lý do trên, loài hoa này được xem là loài hoa biểu tượng của vùng Los Angeles, nơi nổi tiếng với những bãi biển đầy cát và nắng vàng, cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp cùng với sự hào nhoáng của kinh đô điện ảnh Hollywood.
Biểu tượng cho sự lạc quan
Theo phong thủy, hoa Thiên Điểu được xem là loài hoa có thể mang đến cho mọi người năng lượng tích cực, hút vượng khí vào nhà. Với loài hoa này, dường như mọi sự vật và con người tiếp xúc với nó đều được truyền một loại năng lượng tích cực dồi dào. Vì lý do này, hoa Thiên Điểu được xem như biểu tượng của sự lạc quan, đồng thời còn truyền đến thông điệp hãy sống hết mình, cố gắng và đừng ngại ngùng.
Cây chim trời có độc không?
Tuy Thiên Điểu là một loài hoa rất đẹp nhưng chúng có khả năng sẽ gây ngộ độc cho con người nếu bạn tiếp xúc ở phạm vi gần hay đưa mũi vào ngửi. Loài hoa này có thể gây nên tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt… nếu có các tiếp xúc trực tiếp với hoa.
Đặc biệt, nếu nhà bạn có trẻ em thì nên tránh cho chúng ngửi tiếp xúc trực tiếp với hoa bởi Điểu này có thể gây nguy hiểm rất lớn với chúng. Ngoài ra, đứa trẻ còn có thể bị bỏng rát lưỡi do chất động trong hoa và hạt cây nếu ăn phải chúng.
Cách trồng cây Thiên Điểu
Hiện nay, có rất nhiều cách để có thể trồng được cây loại cây này. Tuy nhiên, hai phương pháp dễ thực hiện và được nhiều người áp dụng nhất đó là phương pháp tách bụi và phương pháp gieo hạt.
Tùy vào điều kiện sẵn có cũng như sở thích của mình, bạn có thể lựa chọn một trong hai cách trên. Sau đây sẽ là hướng dẫn cách để trồng hoa Thiên Điểu theo phương pháp gieo hạt và tách bụi:
Phương pháp gieo hạt
Với phương pháp này, bạn sẽ trồng cây Thiên Điểu bằng cách gieo hạt của chúng vào đất để trồng. Để có thể thực hiện trồng cây bằng phương pháp này, thì bạn cần thực hiện ngâm giống trước. Thời gian thích hợp để trồng cây là vào khoảng tháng 2 và tháng 3 để tránh cây bị lạnh chết.
Cách ngâm hạt là bạn ngâm hạt trong nước ấm với tỉ lệ 2 sôi:3 lạnh trong thời gian từ 6 đến 8 tiếng. Sau đó, bạn tiếp tục cho hạt vào bao nilon hoặc khay và đảm bảo độ ẩm ở mức 70 – 80% với điều kiện nhiệt độ 25 – 30 độ trong nửa tháng. Sau thời gian này, bạn chọn những hạt đã nảy mầm tối thiểu 2 lá mang đi trồng xuống đất và cần lưu ý khoảng cách tối thiểu giữa mỗi cây là 15 cm.
Phương pháp tách bụi
Đối với phương pháp tách bụi, nếu muốn thành công thì bạn cần thực hiện vào thời gian mùa xuân hoặc mùa thu. Điều kiện để cây có thể thực hiện tách bụi đó là cây cần đảm bảo phải có trên 6 lá.
Trước khi tách cây Thiên Điểu, bạn cần ngâm chúng trong dung dịch thuốc kích thích mọc rễ trong khoảng 1 tiếng rồi sau đó để ở vị trí thoáng mát tầm 2 tiếng rồi mới được mang đi trồng.
Với cây trồng theo cách này, để phát triển tốt bạn cần phải giữ ẩm cho cây thường xuyên. Đồng thời, khoảng 30 ngày sau khi trồng, bạn cần chú ý chăm sóc cây nhiều hơn để cây ra hoa sớm nhất có thể. Thời gian cây ra hoa thường sẽ là trong năm hoặc có thể sang năm sau.
Cách chăm sóc cây Thiên Điểu
Cây Thiên Điểu là một loài cây khá dễ sống và dễ chăm sóc, chúng dường như có thể sống được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nếu muốn cây phát triển tốt và ra hoa đẹp bạn cần chú ý những điều sau khi chăm sóc cây:
Tưới nước
Vì Thiên Điểu thuộc họ cây thường xuân nên có thể thấy đây là loại cây có thể chịu được khô hạn tốt và thuộc loại ưa ẩm tầm trung. Chính vì lý do này, bạn không cần tưới nước cho cây quá nhiều mà chỉ cần tưới nước từ 2 – 3 lần mỗi tuần.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến lượng nước tưới cho cây. Bạn cần căn cứ vào thời tiết để điều chỉnh lượng nước tưới sao cho phù hợp. Nếu trời mưa nhiều, bạn cần giảm bớt lượng nước tưới lại để tránh cây bị úng nước còn nếu trời nắng thì nên tăng lượng nước tưới lên. Với cây non, bạn cũng cần chú ý giữ độ ẩm thường xuyên. Khi cây đã lớn thì có thể giảm dần.
Bón phân
Thiên Điểu không đòi hỏi lượng phân bón quá nhiều. Với loài cây này, loại phân bón được sử dụng chủ yếu nhất là phân bón lót. Trung bình từ 2 -4 tuần, bạn nên bón phân NPK 1 lần.
Cách bón chính xác là hòa tan phân bón cùng nước rồi tưới cho cây để cây dễ hấp thụ. Ngoài ra, vào thời kỳ cây ra hoa, bạn cũng cần bổ sung Photphat Canxi 2 – 3 lần nhằm kích thích cây ra hoa nhiều và đẹp.
Ánh sáng và nhiệt độ
Hoa Thiên Điểu là loài hoa rất ưa sáng nhưng lại không thích tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Vậy nên thời gian sinh trưởng tốt nhất của loài cây này là vào tháng 3 đến tháng 4 hoặc vào tháng 10.
Ngoài ra, khả năng chịu lạnh và chịu nóng của loài cây này khá kém, vì vậy bạn cần phải đảm bảo để chúng sống trong môi trường thoáng mát, nếu nhiệt độ xuống thấp hay tăng cao quá thì bạn cũng cần che chắn cho cây
Phòng ngừa sâu bệnh
Hoa Thiên Điểu chịu tác động chủ yếu của hai loài là rệp sáp và bọ hung. Ngoài ra, nếu bị úng nước rễ cây cũng có thể bị thối rễ. Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh cho cây là do chăm sóc không tốt hoặc không đảm bảo môi trường sống của cây. Để ngăn ngừa cũng như hạn chế sâu bệnh cho cây, bạn cần sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dụng để diệt trừ sâu bệnh ngay từ khi mới phát hiện.
Kết luận
Các loài hoa giúp cho cuộc sống của chúng ta bớt tẻ nhạt và trở nên sinh động hơn, đồng thời cũng mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc và hoa Thiên Điểu cũng không phải là một ngoại lệ. Hy vọng sau bài viết hôm nay, bạn đã hiểu được ý nghĩa của loài hoa này đồng thời cũng có thể biết được cách trồng và chăm sóc chúng.